logo

Trình bày sự phân bố lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực


Trình bày sự phân bố lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực

- Khu vực xích đạo lượng mưa nhiều nhất do đây là khu vực áp thấp hút gió, nhiệt độ và độ ẩm cao, chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt nên lượng nước bốc hơi mạnh, mưa nhiều.

- Khu vực chí tuyến Bắc và Nam mưa tương đối ít (Nam bán cầu mưa nhiều hơn Bắc bán cầu) do có khí áp cao cận chí tuyến ngự trị (chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến), tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn nên khí hậu khô hạn, mưa ít.

- Hai khu vực ôn đới (ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam) có mưa nhiều (800 -1200 mm).

⟹ do khi áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

- Hai khu vực cực Bắc và Nam mưa ít nhất (100 -200 mm).

⟹ do có khí áp cao ngự trị, không khí lạnh khô, nước không bốc hơi lên được.

Để hiểu rõ hơn về sự phân bố lượng mưa ở các khu vực, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.


1. Mưa là gì?

Mưa là các giọt nước lỏng ngưng tụ từ hơi nước trong khí quyển rồi trở nên đủ nặng để rơi xuống đất dưới tác động của trọng lực. Là một thành phần quan trọng của vòng tuần hoàn nước, mưa tạo điều kiện sống phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như cung cấp nước cho các hoạt động thủy điện và thủy lợi.

Trình bày sự phân bố lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực

Nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa là sự di chuyển của hơi nước qua các khu vực 3 chiều có sự đối lập về nhiệt độ và độ ẩm gọi là frông thời tiết. Khi có đủ hơi nước và chuyển động về phía trên, sẽ xảy ra giáng thủy từ mây đối lưu (các đám mây có chuyển động lên trên mạnh) chẳng hạn như mây vũ tích, loại mây có thể hội tụ với nhau thành các dải mưa hẹp. Sự di chuyển của rãnh gió mùa, hay đới hội tụ liên chí tuyến, mang mùa mưa đến các vùng xavan.


2. Quá trình hình thành mưa

Qúa trình hình thành mưa không phải lúc nào cũng giống nhau: Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng. Không khí chứa hơi nước và một lượng nước nhất định trong một khối không khí khô được tính bằng đơn vị gram nước/kg khí khô.

Lượng nước một khối không khí có thể chứa trước khi nó đạt đến trạng thái bão hòa và hình thành mây phụ thuộc vào nhiệt độ của nó.

Khối không khí ấm hơn có thể chứa nhiều hơi nước hơn khối không khí lạnh trước khi đạt đến trạng thái bảo hòa. Vì thế, một phương thức làm bảo hòa khối không khí là làm lạnh nó. Điểm đọng sương là nhiệt độ mà tại đó khối không khí phải được làm lạnh để đạt đến trạng thái bão hòa.

Những cách chính hơi nước được thêm vào không khí gồm: hội tụ gió vào trong các khu vực có chuyển động đi lên, ngưng tụ hoặc rơi từ trên cao, nước bốc hơi vào ban ngày từ mặt biển, các vực nước hoặc đất ngập nước, hơi nước thoát qua thực vật, không khí khô hoặc lạnh chuyển động qua các vực nước ấm hơn, và sự dâng lên của không khí khi gặp các dãy núi. Hơi nước thường bắt đầu cô đọng lại thành các condensation nuclei như bụi, băng, và muối để tạo thành mây. Phần cao của frông thời tiết buộc các khu vực rộng lớn của chuyển động đi lên trong bầu khí quyển của Trái đất tạo thành những đám mây sàn như mây trung tầng hoặc mây ti tầng. Mây tầng là một loại mây ổn định có xu hướng hình thành khi lạnh, khối không khí ổn định được giữa bên dưới khối không khí ấm. Nó cũng có thể hình thành do sự nâng lên. Nó cũng có thể hình thành do việc di chuyển sương mù bình lưu trong điều kiện mát mẻ.

trình bày sự phân bố lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực

3. Sự phân bố lượng mưa ở các khu vực

Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều theo vĩ độ.

- Khu vực xích đạo lượng mưa nhiều nhất do đây là khu vực áp thấp hút gió, nhiệt độ và độ ẩm cao, chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt nên lượng nước bốc hơi mạnh, mưa nhiều.

- Khu vực chí tuyến Bắc và Nam mưa tương đối ít (Nam bán cầu mưa nhiều hơn Bắc bán cầu) do có khí áp cao cận chí tuyến ngự trị (chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến), tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn nên khí hậu khô hạn, mưa ít.

- Hai khu vực ôn đới (ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam) có mưa nhiều do khi áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

- Hai khu vực cực mưa ít nhất do có khí áp cao ngự trị, không khí lạnh khô, nước không bốc hơi lên được.

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 19/11/2023