logo

Trình bày sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu


Câu hỏi: Trình bày sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu

Câu trả lời chính xác nhất: Ở tầng đối lưu

+ Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, trung bình nhiệt độ giảm 0,6°C khi lên cao 100m.

+ Nguyên nhân do càng lên cao không khí càng loãng, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt.

- Nhiệt độ còn phụ thuộc vào những yếu tố:

+ Độ dốc: có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nên nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại

+ Hướng phơi của sườn núi: sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.

Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.


1. Tầng đối lưu là gì?

Tầng đối lưu là phần thấp nhất của khí quyển của một số hành tinh. Phần lớn các hiện tượng mà con người gắn với thời tiết hàng ngày diễn ra ở tầng đối lưu. Đặc trưng của tầng này thể hiện ở các dòng đối lưu của không khí nóng từ bề mặt bốc lên cao và lạnh đi. Hiện tượng đối lưu đã mang lại tên gọi cho tầng này.

Trình bày sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu

Tầng đối lưu bắt đầu từ bề mặt Trái Đất mở rộng ra đến cao độ 20 km (12 dặm) ở các vùng nhiệt đới, giảm tới khoảng 11 km ở các vĩ độ trung bình, ít hơn 7 km (4 dặm) ở các vùng cực về mùa hè còn trong mùa đông là không rõ ràng. Lớp khí quyển này chiếm khoảng 80% tổng khối lượng của toàn bộ khí quyển, gần như toàn bộ hơi nước và xon khí (aerosol). Trong khu vực tầng đối lưu thì không khí liên tục luân chuyển và tầng này là tầng có mật độ không khí lớn nhất của khí quyển Trái Đất. Nitơ và ôxy là các chất khí chủ yếu có mặt trong tầng này. Tầng đối lưu nằm ngay phía dưới tầng bình lưu. Phần thấp nhất của tầng đối lưu, nơi ma sát với bề mặt Trái Đất ảnh hưởng tới luồng không khí, là lớp ranh giới hành tinh. Lớp này thông thường chỉ dày từ vài trăm mét tới 2 km (1,2 dặm), phụ thuộc vào địa mạo và thời gian của ngày. Ranh giới giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu, được gọi là khoảng lặng đối lưu, là nghịch chuyển nhiệt độ.

Tầng đối lưu được chia thành 6 khu vực luồng luân chuyển theo đới, gọi là các quyển hoàn lưu. Các quyển hoàn lưu này chịu trách nhiệm cho hoàn lưu khí quyển và tạo ra các hướng gió thịnh hành.


2. Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu

* Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu:

Nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, trung bình nhiệt độ giảm 0,6∘C khi lên cao 100 m.

=> Nguyên nhân: do càng lên cao không khí càng loãng, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt.

* Nhiệt độ còn phụ thuộc vào những yếu tố:

 - Độ dốc: có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nên nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại

 - Hướng phơi của sườn núi: sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.

Trình bày sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao ở tầng đối lưu

3. Ý nghĩa của tầng đối lưu

Tầng đối lưu chứa oxi duy trì sự sống của con người trên Trái Đất, ngoài ra hơi nước trong bầu khí quyển cũng cung cấp độ ẩm và nguồn nước duy trì sự sống của con người trên Trái Đất

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 15/11/2023