logo

Ví dụ về trách nhiệm

Câu hỏi: Ví dụ về trách nhiệm

Trả lời:

Ví dụ về trách nhiệm :

- Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

- Cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con cái khi con chưa thành niên.

- Con cái với trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già.

- Giáo viên có trách nhiệm trang bị cho học sinh kiến thức, cách học để học sinh không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, có thế giới quan khoa học.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về trách nhiệm nhé:


1. Trách nhiệm là gì?

- Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình; hay được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả.

[CHUẨN NHẤT] Ví dụ về trách nhiệm

- Trách nhiệm có thể kể đến là trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.

– Trách nhiệm đối với bản thân

Trách nhiệm với bản thân được hiểu là ta phải cố gắng hết sức mình để đạt được những gì mà ta mong muốn. Và ta phải làm gì để giúp ích cho bản thân mình ở hiện tại và cả ở tương lai. Phải có niềm tin vào chính bản thân mình rằng chỉ cần cố gắng hết sức mình thì ta sẽ được làm.

Khi bị điểm kém ta không nên đổ lỗi rằng để khó hay giáo viên dạy không hiểu mà ta phải nhận lấy trách nhiệm về mình. Vì bản thân mình không chú ý lắng nghe nên không hiểu những gì giáo viên giảng và không làm được bài. Từ đó, ta phải nỗ lực cố gắng hơn để đạt được kết quả tốt.

– Trách nhiệm đối với gia đình

Trách nhiệm đối với gia đình đó chính là đối với mỗi học sinh, sinh viên mầm non của đất nước trước mắt ta phải cố gắng học tập thật tốt phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ để làm vui lòng cha mẹ, ông bà.

Ngoài giời học chúng ta có thể giúp đỡ, phụ giúp gia đình, không được la c, rong chơi, không được phá làng phá xóm hay nói những lời lẽ thô tục khiến cho những người thân trong gia đình lo lắng, đau lòng.

– Trách nhiệm đối với xã hội

Trách nhiệm đối với xã hội là chúng ta phải cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp ích cho xã hội. Chỉ cần học tập phấn đấu không phá phách, trộm cướp, ma túy và các tệ nạn xã hội.


2. Cách loại trách nhiệm

a. Trách nhiệm dân sự là gì?

Trách nhiệm dân sự là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm, gây thiệt hại cho người khác. Người đó phải chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả. Tùy vào từng trường hợp mà bồi thường thiệt hại trong hoặc là ngoài hợp đồng.

Ví dụ: Công ty A và công ty B ký hợp đồng mua bán trong đó công ty A là bên mua nguyên liệu phục vụ sản xuất và công ty B là công ty cung cấp. Trong hợp đồng giao kết, hai bên đã thỏa thuận 02 bên sẽ bàn giao hàng vào 15/07/2020 và bên A có nghĩa vụ thanh toán hết tiền hàng cho bên B hạn cuối vào 30/07/2020. Tuy nhiên, bên B không bàn giao hàng đúng thời hạn khiến bên A không thể sản xuất và có nhiều thiệt hại.

Bên B đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khi không bàn giao hàng đúng hạn cho bên A.

Bên A là bên bị thiệt hại bởi sản xuất bị ngưng và bị hủy một số đơn hàng.

Trong trường hợp này, trách nhiệm dân sự thuộc về bên B, bên B có trách nhiệm hoàn thành các nghĩa vụ đã giao kết trong hợp đồng và bồi thường những thiệt hại của bên A do hành vi của bên B gây ra.

b. Trách nhiệm xã hội là gì?

Trách nhiệm xã hội chính là những cam kết của doanh nghiệp đối với vấn đề đạo đức kinh doanh và đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động cũng như gia đình họ; cho cộng đồng địa phương và cho xã hội nói chung.

Ví dụ: Toyota’s Go Green

Đây là một chương trình nhỏ về trách nhiệm môi trường ở Việt Nam, ví dụ điển hình là thương hiệu xe Toyota. Chiến dịch này cung cấp các kiến thức về vấn đề môi trường hiện nay nhằm gia tăng ý thức của người dân.

Bên cạnh Toyota còn có rất nhiều tên tuổi khác đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với nhiều sự kiện khác nhau như: Panasonic với “Eco ideas”, Canon với “Eco bags exchange”,…

c. Trách nhiệm hình sự là gì?

Trách nhiệm hình sự là những hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và nó được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc là nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.

Ví dụ: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

d. Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là những việc mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức phải thực hiện theo các mức độ là trách nhiệm hình sự, hành chính hay bồi thường dân sự dựa vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm gây ra.

Ví dụ: Công ty A và công ty B ký hợp đồng hợp tác cung ứng vật liệu, đang trong quá trình thực hiện hợp đồng công ty A đơn phương chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty B trong quá trình sản xuất sản phẩm. Trong trường hợp này trách nhiệm pháp lý của công ty A là phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty B theo quy định của hợp đồng và theo pháp luật. Đây là một loại trách nhiệm pháp lý đơn phương.

e. Trách nhiệm hành chính là gì?

Trách nhiệm hành chính là một dạng của trách nhiệm pháp lý vì vậy nó cũng giống như các dạng trách nhiệm pháp lý khác. Trách nhiệm hành chính chính là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc các tổ chức cá nhân phải gánh chịu khi các chủ thể đó đã vi phạm pháp luật.

Ví dụ: A bán hoa quả, các loại bánh trái trên vỉa hè ở nơi có quy định cấm bán hàng rong, bị cảnh sát giao thông phạt 100.000 đồng

Việc A bán hoa quả chính là vi phạm hành chính, cụ thể vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại mục 2 chương II Nghị định 100.

icon-date
Xuất bản : 26/02/2022 - Cập nhật : 26/02/2022