logo

Ví dụ về bảo quản nông, lâm, thủy sản

Câu trả lời chính xác nhất: 

- Ví dụ về bảo quản nông sản gồm có: bảo quản thông thoáng đối với các loại lương thực (lúa ngô), bảo quản kín đối với các loại hạt, bảo quản lạnh đối với các loại trái cây và thực phẩm. Đối với lúa: bình thường khi ta gặt lúa về thường có xu hướng là xay ra gạo rồi bán nhưng có nhà người ta lại chọn bảo quản lúa. Có thể thấy, độ ẩm của thóc mới thu hoạch là 30-37%. Để lúa không bị hư hỏng và giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ tới phải làm khô lúa chỉ còn 12-13%. Lúa sau khi sấy và được đặt trong điều kiện thoáng mát có thể bảo quản trong 1-2 năm.

- Ví dụ về bảo quản lâm sản:  Đối với gỗ: Cần phải bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp; Không kéo trượt đồ vật trên mặt gỗ; Đánh bóng đúng cách cho đồ gỗ; Tránh cho đồ gỗ bị ẩm mốc; Thường xuyên vệ sinh đồ gỗ

- Ví dụ về bảo quản thủy sản:  Bảo quản thủy sản có rất nhiều cách  như: ướp muối , phơi khô, cho vào tủ lạnh ,…. và bảo quản bằng những công cụ máy móc. Ví dụ bao quản cá: Thường thì cá tươi sau khi mua về sẽ được làm sạch, cần làm sạch và kỹ phần bụng và ruột cá. Cá sau khi đã được làm sạch thì cho vào trong một chiếc hộp kín, ngoài ra thì chúng ta cũng có thể bọc cá kỹ với màng bọc thực phẩm, túi nilon sau đo hút chân không. Tiếp đến thì cho cá vào trong ngăn đông của tủ lạnh.

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nông, lâm, thủy sản, cũng như câu hỏi nêu ví dụ về bảo quản nông, lâm, thủy sản, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng sau đây, mời các bạn cùng tham khảo thêm.


1. Đặc điểm của nông, lâm, thủy sản

- Là lương thực thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, chất bột, chất béo, chất xơ, các loại đường, các loại vitamin và khoáng chất…

- Đa số nông, thuỷ, sản chứa nhiều nước. Trong rau quả tươi nước chiếm 70 đến 95%; thịt cá từ 50 đến 80%; khoai, sắn từ 60 đến 70%; thóc, ngô, đậu, lạc từ 20 đến 30%

- Dễ bị vi sinh vật xâm nhiễm gây thối hỏng

- Lâm sản (gỗ, tre, nứa,…) chứa chủ yếu là chất xơ.

>>> Tham khảo: Trong quá trình bảo quản nhiệt độ tăng ảnh hưởng như thế nào đến nông, lâm, thủy sản?

Ví dụ về bảo quản nông, lâm, thủy sản
Ví dụ về bảo quản nông, lâm, thủy sản

2. Một số yếu tố của môi trường ảnh hưởng tới chất lượng nông, lâm, thủy sản trong thời gian bảo quản bao gồm:

+ Độ ẩm không khí.

+ Nhiệt độ môi trường.

+ Những loại sinh vật gây hại cho nông, lâm, thủy sản.

Ví dụ về bảo quản nông, lâm, thủy sản

Từ những yếu tố trên, ta có thể rút ra được:

Những điều kiện môi trường chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nông, lâm, thuỷ sản trong quá trình bảo quản là độ ẩm, nhiệt độ không khí và sinh vật gây hại. Thiệt hại có thể tăng cao khi cả hai yếu tố độ ẩm và nhiệt độ đều tăng.

Độ ẩm không khí cao, vượt quá giới hạn cho phép làm cho sản phẩm ẩm trở lại, thuận lợi cho vi sinh vật và côn trùng phát triển. Độ ẩm cho phép bảo quản thóc gạo là 70-80%, rau quả tươi là 85-90%.

Nhiệt độ không khí tăng thuận lợi cho vi sinh vật và côn trùng gây hại, thúc đẩy các phản ứng sinh hoá của sản phẩm, làm giảm chất lượng. Đánh thức quá trình ngủ, nghỉ của củ, hạt. Nếu có cả điều kiên nhiệt độ và độ ẩm cao, củ, hạt có thể nảy mầm dẫn tới củ, hạt bị hư hỏng. Khi nhiệt độ môi trường bảo quản tăng 10oC, phản ứng sinh hoá trong rau quả tươi tăng 2-3 lần.

Trong môi trường tự nhiên, luôn có mặt các sinh vật gây hại như nấm, vi sinh vật, sâu bọ, chuột... Khi gặp điều kiện môi trường thích hợp, chúng phát triển nhanh, xâm nhập và phá hoại nông, lâm, thuỷ sản

Nhiệt độ không khí tăng thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng gây hại, thúc đẩy các phản ứng sinh hoá của sản phẩm đánh thức quá trình ngủ nghỉ của hạt, làm giảm chất lượng sản phẩm.

Muốn bảo quản tốt nông, lâm, thủy sản cần phải làm:

+ Đảm bảo độ ẩm phù hợp với từng loại sản phẩm (lúa 70% - 80%, rau 85% - 90%).

+ Giữ nhiệt độ thấp để hạn chế sự hoạt động của các vi sinh vật, các phản ứng hóa sinh.

+ Bảo quản sản phẩm trong kho tránh sự phá hoại của các sinh vật gây hại như chuột, mọt,...

>>> Tham khảo: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản


3. Nêu ví dụ về bảo quản nông, lâm, thủy sản

- Ví dụ về bảo quản nông sản gồm có: bảo quản thông thoáng đối với các loại lương thực (lúa ngô), bảo quản kín đối với các loại hạt, bảo quản lạnh đối với các loại trái cây và thực phẩm. Đối với lúa: bình thường khi ta gặt lúa về thường có xu hướng là xay ra gạo rồi bán nhưng có nhà người ta lại chọn bảo quản lúa. Có thể thấy, độ ẩm của thóc mới thu hoạch là 30-37%. Để lúa không bị hư hỏng và giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ tới phải làm khô lúa chỉ còn 12-13%. Lúa sau khi sấy và được đặt trong điều kiện thoáng mát có thể bảo quản trong 1-2 năm.

- Ví dụ về bảo quản lâm sản:  Đối với gỗ: Cần phải bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp; Không kéo trượt đồ vật trên mặt gỗ; Đánh bóng đúng cách cho đồ gỗ; Tránh cho đồ gỗ bị ẩm mốc; Thường xuyên vệ sinh đồ gỗ

- Ví dụ về bảo quản thủy sản:  Bảo quản thủy sản có rất nhiều cách  như: ướp muối , phơi khô, cho vào tủ lạnh ,…. và bảo quản bằng những công cụ máy móc. Ví dụ bao quản cá: Thường thì cá tươi sau khi mua về sẽ được làm sạch, cần làm sạch và kỹ phần bụng và ruột cá. Cá sau khi đã được làm sạch thì cho vào trong một chiếc hộp kín, ngoài ra thì chúng ta cũng có thể bọc cá kỹ với màng bọc thực phẩm, túi nilon sau đo hút chân không. Tiếp đến thì cho cá vào trong ngăn đông của tủ lạnh.


4. Mục đích, ‎ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản

a. Mục đích, ý‎ nghĩa của công tác bảo quản nông, lâm, thủy sản

Duy trì đặc tính ban đầu của nông, lâm, thủy sản.

Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng

Thường được bảo quản với nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ: bảo quản nông, lâm, thủy sản trong các kho silô, kho thông thường, kho lạnh....

b. Mục đích ý nghĩa của công tác chế biến nông, lâm, thủy sản

Duy trì, nâng cao chất lượng

Tạo thuận lợi cho công tác bảo quản và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Nêu ví dụ về bảo quản nông, lâm, thủy sản. Hi vọng cùng với bài mở rộng về đặc điểm, cách thức bảo quản nông, lâm, thủy sản này sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 30/09/2022 - Cập nhật : 21/11/2022