logo

Vai trò của yếu tố tâm lý trong y học

icon_facebook

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu về các hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy. Đây là một bộ môn học thuật với quy mô nghiên cứu rất sâu rộng.

Như chúng ta biết “Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being) về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật”( Tồ chức sức khỏe thế giới -WHO, 1946). Như vậy, một người trông có vẻ khỏe mạnh với vóc dáng hấp dẫn, diện mạo phương phi nhưng trong lòng có điều phiền muộn, bất ổn về tâm lý thì không thể xem là có sức khỏe toàn diện. Do đó, vai trò của yếu tố tâm lý trong y học hết sức quan trọng trong mọi mặt của cuộc sống, góp phần không nhỏ trong việc duy trì và bảo vệ sức khỏe của từng cá nhân. Cùng Toploigiai tìm hiểu xem những vai trò đó là gì nhé!


1. Lịch sử phát triển của tâm lý học

Ngay từ khi Y học tách ra khỏi những quan  niệm thần  bí  để  trở  thành một khoa học, các thày  thuốc  khi đó  cũng  đã rất quan tâm  tới  những vấn  đề  tâm lí. Y học Trung Hoa cổ đại đã đề cập đến mối quan hệ của tâm lí với bệnh tật… Hypocrat đã nói tới yếu tố dịch thể trong mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể. Những quan niệm hết sức tiến bộ này đã trở thành một trong những cơ sở cho sự ra đời của tâm lý y học sau này.

Mặc dù vậy, cũng phải đến thế kỉ  thứ XVIII, những  ứng dụng  của Tâm lí  học vào Y học mới rõ nét hơn. Trong thòi kỳ này đã nẩy sinh sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái duy tâm và duy vật máy móc trong tâm lý y học. Đại biểu của trường phái duy tâm là Heinroth và Ideler, đã coi thường yếu tố cơ thể trong các bệnh tâm thần và cho rằng, bệnh tâm thần là hậu quả của cuộc “đấu tranh dục vọng”

Từ khi tâm lý học có những bước tiến bộ như: các phòng thực nghiệm tâm lý ra đời; tâm lý học được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đào tạo cán bộ y tế; sự phục hồi chức năng các tổn thương não do các nhà tâm lý học tiến hành có kết quả tốt… thì tâm lý y học lại càng trở nên quan trọng và là một bộ phận hữu cơ, không thể thiếu được của y học.

Ở nước ta, sự phát triển của Tâm lí  Y học còn khá  mới  mẻ. Mãi  đến năm 1979, Khoa Tâm lí học Y học  đầu  tiên trong cả nước  được  thành lập ở Trường  Đại học Quân y (nay là Học viện Quân y). Trước đó, một số  vấn  đề  về  Tâm lí  Y học cũng đã được đề cập đến  trong chương  trình  giảng dạy,  nghiên  cứu,  ứng dụng của một số cơ sở điều trị  và  giảng dạy  môn Tâm  thần học.

Vai trò của yếu tố tâm lý trong y học

>>> Xem thêm: Phân tích các nguyên tắc đạo đức trong hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường. Cho ví dụ minh họa


2. Vai trò của yếu tố tâm lý trong y học

Y học ngày càng phát triển và trở nên hiện đại, ngoài những tiêu chí quan trọng về chuẩn nghề nghiệp còn đặc biệt quan trọng về yếu tố tâm lý trong y học. Mỗi bệnh nhân mắc bệnh và thực hiện điều trị, các bác sĩ, y tá luôn quan tâm và đề cao yếu tố tâm lý của bệnh nhân, từ đó có biện pháp khắc phục và giúp cho bệnh nhân yên tâm chữa trị bệnh cũng như là bệnh tình có tiến triển tốt. Là một y sĩ, giữ được mối quan hệ tốt với các bệnh nhân là điều rất quan trọng, thể hiện ở cử chỉ, nói năng khiêm tốn, nhẹ nhàng, dễ gần, chữa đúng bệnh và luôn giải đáp những thắc mắc của bệnh nhân một cách rõ ràng điều đó cũng giúp cho quá trình chữa bệnh nhanh và hiệu quả. Có nhiều những cách thức chữa bệnh dựa vào tâm lý như thôi miên, thiền định,…để giúp ổn định tâm lý.

Nếu con người có tâm lý bất ổn hoặc căng thẳng tâm lý sẽ gây ra những hệ lụy khá nguy hiểm như đề kháng của con người bị giảm sút thế nên, cần những biện pháp làm ổn định về tâm lý, thoái mái về tinh thần từ đó cơ thể sinh ra những kháng thể tốt chống lại bệnh tật.

Vai trò của yếu tố tâm lý trong y học

>>> Xem thêm: Phân tích bản chất của hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường?


3. Hiệu quả của việc vận dụng yếu tố tâm lý trong y học

Hiệu quả biết vận dụng yếu tố tâm lý trong y học cũng đã được kiểm chứng rất nhiều, có hiệu quả tốt với nhiều loại rối loạn tâm lý khác nhau. Trầm cảm sử dụng yếu tố tâm lí có hiệu quả cao nhất. Khoảng 70% đạt kết quả tốt, 30% là không có kết quả. Cho thấy khả năng chữa bệnh không chỉ sử dụng yếu tố tâm lý mà còn do nhiều các yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh của các y bác sĩ khi thực hiện chữa bệnh.

Trên thực tế, dùng tâm lý để chữa bệnh là sự hợp tác giữa bệnh nhân và bác sĩ. Giao tiếp là cơ sở cho sự tương tác giữa bệnh nhân và người điều trị bệnh. Để làm được điều đó, các y sĩ phải có phương thức giao tiếp phù hợp. Sự thành công khi điều trị bằng yếu tố tâm lý cũng phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố khác như: thấu cảm, chân thành, không phán xét.

------------------------------

Như vậy Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về vai trò của yếu tố tâm lý trong y học và một số thông tin khác về vấn đề này. Hi vọng những thông tin trên bổ ích với bạn. 

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 10/11/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads