logo

Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Nghị luận được hiểu là việc dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về những vấn đề mà mình đang nói đến. Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục cao hơn, vì nó có tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). Để hiểu rõ vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, mời bạn đọc cùng Toploigiai theo dõi nội dung bài viết dưới đây.


1. Văn nghị luận là gì?

Văn nghị luận là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, luận điểm nhằm xác định chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Văn nghị luận được viết ra nhằm giúp cho người đọc, người nghe tin, tán thưởng và hiểu để cùng đồng hành với người viết.

Hiện nay, chủ yếu các bài văn nghị luận thường tập trung vào những vấn đề nóng đang được quan tâm, chú ý trong xã hội hiện nay như các vấn đề có tính giáo dục cao, phát triển nhân cách con người. Thông qua quá trình nhận định, đánh giá vấn đề xã hội giúp người học có thêm sự hiểu biết, vốn sống và lối suy nghĩ tích cực hơn, từ đó hướng đến những nhận thức đúng đắn về mọi vấn đề trong xã hội.

>>> Tham khảo: Những kết bài nghị luận văn học hay nhất


2. Những yếu tố cơ bản trong văn nghị luận

Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản sau:

Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định)

Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm

Lập luận: các nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

>>> Tham khảo: Nghị luận về cội nguồn yêu thương của mỗi con người


3. Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Văn nghị luận là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, luận điểm nhằm xác định chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe).

Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước những vấn đề mình trình bày. Văn nghị luận chỉ có thể tác động đến tình cảm của người đọc bằng chính những rung cảm thực sự và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

Người viết phải có năng lực sử dụng từ ngữ, câu chữ, hình ảnh để có thê thê hiện sinh động trạng thái tình cảm, cảm xúc của mình. Có như vậy, bài văn nghị luận mới có sức thuyết phục cao, tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc.

Ví dụ: “Thấy cuộc đời luôn luôn thay đổi, lúc thịnh lúc suy, khi trị khi loạn, tang thương biến cố vô cùng, người xưa chi biết ngưỡng mặt lên trời mà hỏi một câu rất đau đớn “than ôi, ai đã làm ra chuyện ấy?”.

Ngày nay, giờ mỗi trang lịch sử loài người là ta thấy mỗi trang biến động, nào cách mệnh, nào chiến tranh, chế độ cũ đổ, chế độ mới thay vào, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, cuộc tiến hóa cứ lôi kéo loài người đi tới trên những quãng đường gập ghểnh, khuất khúc; mà sự xài phí về nhân mạng giống chừng không ai đếm xỉa tới.

Ta tuy không như người xưa chỉ ngưỡng mặt lên trời, nhưng ta cũng nên bình tâm mà hỏi thử: “Cái gì đã thúc giục, đã xúc sử những biến động ấy?”.

                                                                    (Văn học và sinh hoạt xã hội – Hải Triều)


4. Các biểu hiện của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận được biểu hiện dưới các dạng thức như sau:

- Tính khẳng định hay phủ định.

- Biểu lộ các cảm xúc như yêu, ghét, căm giận, quý mến, khen, chê, lo âu, tin tưởng…

- Giọng văn.

* Ví dụ: "Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em.

Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời mai sau".

                         Hà Nội, ngày 27.1.1947 (Thư gửi các chiến sĩ quyết tử quân thủ đô – Hồ Chí Minh)

-----------------------------------

Như vậy, qua bài viết chúng tôi đã giải đáp vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cung cấp kiến thức về văn nghị luận. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 05/09/2022 - Cập nhật : 05/09/2022