logo

Tưởng tượng và kể lại cuộc chia tay của Thánh Gióng với người mẹ trước lúc ra trận đánh giặc Ân

Câu chuyện về những vị thần trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc không còn xa lạ đối với các bạn, bởi ở đó chất chứa tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ non sông, đất nước, Thánh Gióng là một tác phẩm văn học như vậy. Hãy cùng Toploigiai Tưởng tượng và kể lại cuộc chia tay của Thánh Gióng với người mẹ trước lúc ra trận đánh giặc Ân nhé!


Dàn ý tưởng tượng và kể lại cuộc chia tay của Thánh Gióng với người mẹ trước lúc ra trận đánh giặc Ân

Mở bài

- Những nét khái quát về tác giả, tác phẩm

- Dẫn vào vấn đề: Cuộc chia tay của Thánh Gióng với mẹ trước khi ra trận.

Thân bài

- Hoàn cảnh gia đình hai vợ chồng trong chuyện.

- Sự ra đời của Thánh Gióng.

- Những lí do kì lạ của cậu bé Thánh Gióng.

- Cuộc chia tay của Thánh Gióng với mẹ trước khi ra trận.

=> Rút ra kết luận về vấn đề 

Kết bài

- Suy nghĩ của bản thân

- Cảm nhận về tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm bảo vệ dân tộc qua nhân vật Thánh Gióng.

Tưởng tượng và kể lại cuộc chia tay của Thánh Gióng với người mẹ trước lúc ra trận đánh giặc Ân

Bài văn tưởng tượng và kể lại cuộc chia tay của Thánh Gióng với người mẹ trước lúc ra trận đánh giặc Ân

Chẳng biết từ bao giờ, những câu chuyện dân gian đã đến với tôi bằng những điều thân thuộc nhất của tuổi học trò đang nồng cháy những tình cảm thân thuộc với quê hương đất nước. Trong những câu chuyện hay và hấp dẫn đó, tôi đặc biệt ấn tượng với Thánh Gióng, tác phẩm có lẽ đã in dấu trong tâm trí tôi về một vị anh hùng dân tộc tuy không phải là một nhân vật có thật, hư ảo nhưng cũng đủ để khiến tôi có những suy nghĩ và nuôi dưỡng tâm hồn tôi phát triển mỗi ngày. Đặc biệt là cuộc chia tay của Thánh Gióng với người mẹ trước lúc ra trận đánh giặc là đặc sắc hơn cả. Tôi đã ngồi lại đây với những cảm xúc dâng trào để kể lại cho các bạn về câu chuyện Thánh Gióng và cuộc chia tay của Thánh Gióng với người mẹ để ra chiến trận đánh giặc Ân.

Câu chuyện kể rằng, vào thời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng trẻ trong một ngôi làng nhỏ, có tên là làng Gióng, cuộc sống vất vả, bôn ba chăm chỉ làm việc, hiền lành chính trực nhưng khổ nỗi, họ vẫn chưa có một đứa con cho cuộc sống thêm hạnh phúc, cuộc sống không có con khiến hai vợ chồng vô cùng buồn bã và đau khổ. Rồi đến một ngày, khi ông bà vẫn như thường ngày ra đồng làm công việc của mình, bất chợt thấy một vết chân rất to giữa ruộng, ướm thử chân vào đó. Một thời gian sau, bà có mang trong sự ngỡ ngàng của người chồng. Một năm sau, bà đẻ ra một cậu bé vô cùng đẹp trai và kháu khỉnh, ông bà không giấu được sự vui mừng, ngỡ rằng ăn ở có đức nên Trời thương và cho có một đứa con. Cậu bé sinh ra vô cùng khỏe mạnh và đẹp đẽ, bụ bẫm chỉ mỗi tội từ lúc sinh ra cho đến khi lên ba, không hề nói và biết đi như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Mỗi ngày chỉ biết nằm và quay lưng vào vách tường, không hề quan tâm đến mọi người cho dù người mẹ đã dỗ dành và trò chuyện cùng. Thấy vậy, người mẹ vô cùng buồn bã nhưng đứa con vẫn không thay đổi đặt đâu nằm đó không nói cũng không cười. 

Rồi vào năm nọ, đất nước có giặc Ân đến xâm chiếm nước ta, sự hung ác của quân giặc vô cùng tàn bạo, đến đâu phá hoại của cải đến đó. Triều đình cũng vô cùng khốn đốn và thua trận trước thế lực mạnh mẽ của chúng. Một hôm, người mẹ đang làm việc bỗng nghe có tiếng sứ giả tìm kiếm những người tài ra đi cứu nước lúc lâm nguy. Thấy vậy, các chàng trai làng trên xóm dưới đều hồ hởi ra đi giúp đất nước. Người mẹ thấy sứ giả nói vậy, lại nhìn đứa con của mình bằng tuổi đấy ai cũng hết mình vì đất nước mà con mình đã lên ba nhưng vẫn chưa biết nói và nằm một chỗ. Bỗng có tiếng nói của em bé kêu mẹ mời sứ giả vào thưa chuyện, người mẹ ngạc nhiên và mừng rỡ ra mời sứ giả vào cho con. Chỉ với 1 con ngựa sắt, 1 áo giáp sắt và một chiếc roi sắt người con sẽ ra chiến trận khiến sứ giả vô cùng kinh ngạc. Từ đó người con ăn khỏe vô cùng lớn nhanh như thổi thành một tráng sĩ sao to người mẹ nấu ăn bao nhiêu cũng không đủ con ăn. Ngày sứ giả mang roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt cũng đến. Con bà vươn vai cưỡi ngựa mặc áo giáp vô cùng oai phong. 

Đến đây, Gióng đã phải chào mẹ, chia tay người mẹ để lên đường ra trận đánh giặc Ân, cậu bé không biết nói, biết đi ngày nào giờ đây đã là một tráng sĩ cao to, Gióng quay đầu lại nhìn về quê hương, nơi mình được sinh ra, nhìn người mẹ hiền từ, vất vả mang nặng sinh ra cậu mà lòng rơm rớm lệ rơi, xúc động. Gióng đến gần bên người mẹ lau dòng nước mắt và dặn mẹ rằng con sẽ trở về. Lòng của cậu đã dặn, chưa báo hiếu mẹ ngày nào sau bao nhiêu năm khổ cực vô cùng vì con. Nghe vậy, người mẹ vô cùng xúc động và đau đớn hơn khi nghe người con hiểu chuyện đến vậy. Cuối cùng, hai người ôm nhau từ biệt, dòng lệ của mẹ tuôn rơi quay đi không dám nhìn con ra đi. Cậu bé Gióng quay lại chào mẹ: “Con đi mẹ nhé”. Khi nhận được cái gật đầu của mẹ, người anh hùng ra đi đánh giặc cứu lấy non sông. 

Lâu sau, có tin vui khi quân giặc thua cuộc và rút chạy về nước, những chàng trai đã trở về quê hương, náo nức ca ngợi con trai của bà giỏi giang đến thế, nhưng người mẹ chờ mãi không thấy người con trở về, người mẹ lòng như lửa đốt, có người nói với bà, con bà sẽ không quay về nữa. Thế rồi một ngày kia, bà nằm mộng thấy có sứ giả nhà trời về báo: sau khi đánh tan giặc Ân, Ngọc Hoàng đã ra lệnh triệu con bà về thiên đình gấp, vì thế nó không kịp về chào từ biệt mẹ già. Bà đã kể câu chuyện trong mơ cho dân làng nghe, lúc bấy giờ họ mới nói thật với bà rằng: chính mắt họ trông thấy tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi rồi cả người cả ngựa bay thẳng lên trời như một ánh chớp sáng.

Câu chuyện Thánh Gióng tuy không có thật nhưng đã để lại những ấn tượng sâu sắc về tình cảm mẫu tử giữa người mẹ và cậu bé Gióng, cho thấy tình cảm mẫu tử thiêng liêng, người mẹ hết lòng vì con dù trong hoàn cảnh như thế nào. Từ đó cũng thấy được tình thần yêu nước, hết lòng bảo vệ đất nước của Thánh Gióng cũng như toàn thể dân tộc đoàn kết để đất nước ấm no, hạnh phúc. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt.

-----------------------------------------

Trên đây là các bài mẫu viết một bài văn tưởng tượng và kể lại cuộc chia tay của Thánh Gióng với người mẹ trước lúc ra trận đánh giặc Ân do Toploigiai biên soạn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Cảm ơn các bạn

icon-date
Xuất bản : 04/12/2022 - Cập nhật : 15/07/2023