logo

Đóng vai người hàng xóm thánh Gióng kể lại cuộc tiễn đưa Gióng ra trận

Nhắc đến những câu chuyện kể về truyền thuyết đánh giặc giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam ta, chắc hẳn không thể nào bỏ qua được truyền thuyết thánh Gióng. Trong đó, cuộc tiễn đưa đầy xúc động của mẹ con Gióng được đánh giá là “điểm nhấn” khắc ghi trong tâm trí bạn đọc. Để cảm nhận được trọn vẹn khung cảnh ấy, mời các bạn học sinh cùng tham khảo dàn ý và bài văn mẫu đóng vai người hàng xóm thánh Gióng kể lại cuộc tiễn đưa Gióng ra trận được Toploigiai biên soạn dưới đây nhé. 

Dàn ý hướng dẫn bài văn mẫu đóng vai người hàng xóm thánh Gióng kể lại cuộc tiễn đưa Gióng ra trận 

I. Mở bài 

- Vào vai nhân vật người hàng xóm 

- Dẫn vào vấn đề: Cuộc tiễn đưa của thánh Gióng với mẹ trước khi ra trận

II. Thân bài

- Hoàn cảnh gia đình của hai vợ chồng trong câu chuyện

- Sự ra đời và trưởng thành kỳ lạ của thánh Gióng

+ Người mẹ ra đồng thấy bàn chân to và ướm thử → sau đó mang thai, 12 tháng mới hạ sinh ra Gióng

+ Cậu bé Gióng sinh ra bụ bẫm, rất khỏe mạnh nhưng tới khi lên ba vẫn không biết nói, đặt đâu nằm đó

+ Giặc Ân xâm lược nước ta, nghe tin sứ giả đang tìm người tài cứu nước → Gióng cất tiếng nói nhờ mẹ gọi sứ giả vào thưa chuyện 

- Cuộc tiễn đưa thánh Gióng ra trận của người mẹ 

- Người mẹ nghe tin Gióng thắng trận 

III. Kết bài 

- Nêu suy nghĩ của bản thân em về tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm, kiên quyết bảo vệ dân tộc, bảo vệ đất nước thông qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng. 


Bài văn mẫu đóng vai người hàng xóm thánh Gióng kể lại cuộc tiễn đưa Gióng ra trận 

Bài văn mẫu đóng giả  người hàng xóm thánh Gióng kể lại cuộc tiễn đưa Gióng ra trận hay nhất

Cuộc đời tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện trên đời, từ những chuyện vui, chuyện buồn cho đến cả những chuyện ly kỳ. Những có lẽ câu chuyện khiến tôi không bao giờ quên được là câu chuyện về thánh Gióng, đứa trẻ kỳ lạ trong làng chúng tôi. Đặc biệt là khi tôi được tận mắt chứng kiến cuộc chia tay của thánh Gióng với mẹ trước lúc ra trận. Và giờ tôi đã ngồi đây và sẵn sàng kể lại cho các bạn nghe về cuộc chia tay đầy cảm xúc ấy. 

Chuyện kể rằng, vào đời Hùng Vương thứ sáu, tại một làng nọ có cặp vợ chồng trẻ sinh sống trong môi ngôi nhà nhỏ. Họ vất vả mưu sinh, chăm chỉ làm việc và thân thiện với hàng xóm láng giềng. Tốt bụng là vậy, thế nhưng khổ nỗi là họ vẫn chưa có được một đứa con cho vui cửa vui nhà. Niềm khao khát ấy đã khiến cuộc sống gia đình của họ trở nên ảm đạm vô cùng. Rồi bỗng một ngày nọ, người vợ ra đồng làm công việc đồng áng như bao ngày, chợt bà nhìn thấy một vết chân rất to nằm ngay giữa ruộng. Cũng bởi tò mò mà bà quyết định áp chân mình lên thử. Bẵng đi một thời gian, bà mang thai trong sự vui mừng khôn xiết của người chồng. Thế nhưng kỳ lạ thay, không giống như bao đứa trẻ khác khi sau chín tháng mười ngày được sinh ra. Đứa trẻ mà bà ấy phải trải qua ròng rã mười hai tháng trong bụng mẹ mới được chào đời. Cả làng chúng tôi, từ già tới trẻ đều vui mừng thay cho họ. Đứa trẻ được sinh ra vô cùng khôi ngô, bụ bẫm và khỏe mạnh và được bà mẹ đặt tên là Gióng. Phải nói rằng, từ ngày có Gióng, căn nhà ấy trở nên vui vẻ và đầm ấm hơn nhiều. Ấy thế kỳ lạ thay, Gióng tới tận năm ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười gì. Thậm chí chạy nhảy hay lăn bò đều không biết, đặt đâu nằm đó. 

Năm ấy, đất nước bị giặc Ân xâm chiếm. Sự hung ác, tàn bạo của quân giặc khiến nhân dân căm phẫn, lầm than. Đi tới đâu chúng phá hoại của cải, mùa màng của nhân dân tới đó. Triều đình vô cùng khốn đốn và lo lắng trước tình thế nguy cấp bấy giờ. Sứ giả được cử đi khắp nơi để tìm người tài về cứu nước. Một ngày nọ, được tin sứ giả về, người dân quanh làng chúng tôi lũ lượt kéo nhau đi xem, bàn tán xôn xao. Thanh niên trong làng hồ hởi ứng cử mong được góp công giúp nước. Thấy vậy, mẹ Gióng nhìn đứa con của mình buồn bã, bằng tuổi này ai cũng hết mình vì đất nước mà đứa của của mình ba tuổi rồi mà vẫn chưa biết gì. Thế nhưng, chưa để mẹ buồn lâu, Gióng bất ngờ cất tiếng nói nhờ mẹ gọi sứ giả vào nhà. Tôi nghe tin mà vô cùng ngỡ ngàng, vội qua nhà Gióng xem chuyện thực hư. 

Chưa hết bất ngờ này, tôi và mọi người lại đến bất ngờ khác khi nghe Gióng đưa ra những yêu cầu với sứ giả. “Ông kêu nhà vua mang đến cho ta một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt và cả một chiếc roi sắt để ta đi đánh giặc” - Gióng nói. Giọng nói quả quyết của đứa trẻ làm xua tan đi mọi nghi ngờ của sứ giả cũng như dân làng chúng tôi. Sau đó, Gióng quay sang nói với mẹ, muốn bà nấu cho một nồi cơm to. Nấu đến đâu Gióng ăn hết đến đó, nấu bao nhiêu cũng không đủ ăn. Ngay lúc sứ giả mang đến những món đồ mà Gióng yêu cầu, bỗng đứa trẻ lớn nhanh như thổi, nhanh chóng trở thành chàng tráng sĩ to cao vạm vỡ. Vươn vai, cưỡi ngựa mặc trên mình tấm áo giáp trông vô cùng oai phong. 

Lúc này, cậu đã phải chính thức lên đường ra trận đương đầu với lũ giặc Ân xấu xa. Cậu phải chào mẹ, chia tay sinh mẫu để lên đường. Cậu bé Gióng không biết nói, không biết đi, không biết khóc ngày nào ấy thế mà giờ đây đã mạnh mẽ, trở thành một chàng tráng sĩ oai hùng. Trước khi đi, Gióng quay đầu nhìn lại quê hương, nhìn lại ngôi làng nơi mình sinh sống, nhìn người mẹ hiền từ “mang nặng đẻ đau” sinh ra cậu. Không kìm được lòng, Gióng rơm rớm hai hàng nước mắt, xúc động nghẹn ngào. Đến gần bên người mẹ của mình, lau đi dòng lệ trực chờ tuôn rơi, cậu lạy tạ đáng sinh thành và hứa rằng sẽ trở về. Tới đây, người mẹ không biết nói gì hơn, cảm động nhìn đứa con trai của mình trưởng thành và khôn lớn. Hai người ôm nhau từ biệt, nước mắt người mẹ không ngừng tuôn rơi, quay đầu không dám ngước nhìn con ra đi. “Con đi mẹ nhé” - Gióng nói với giọng nói đầy kiên định. Nhận được cái gật đầu của mẹ, chàng tráng sĩ từ biệt dân làng, ra đi với ánh mắt mang theo sự quyết tâm đem về sự bình yên cho dân làng, đất nước. 

Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa oai hùng bay lên trời cao

Một thời gian sau, hay tin giặc Ân đã được quân ta đánh thắng, tháo chạy trở về nước. Mọi chàng trai trẻ xung phong ra trận đều đã trở về với quê hương, gia đình. Thế nhưng, mẹ Gióng đợi mãi mà không thấy người con trở về. Có lẽ bà đang lo lắng liệu đứa con bé bỏng của mình sẽ không trở về nữa. Mọi  người trong làng thấy vậy cũng lo lắng khôn nguôi. Thế rồi một ngày nọ, tôi được bà kể lại câu chuyện về giấc mơ của mình. Rằng con trai bà sau khi đánh giặc Ân “tan thành mây khói” đã được Ngọc Hoàng triệu lệnh về thiên đình gấp, bởi vậy mà nó không kịp quay trở về nói lời từ biệt với bà. Đến lúc này tôi cùng dân làng mới dám nói thật với bà rằng chúng tôi đã chứng kiến cảnh tượng tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi và rồi cả người và ngựa cùng nhau bay thẳng lên bầu trời. Dù chuyện này không dám tin nhưng bà ấy cũng dần tin đó và chấp nhận sự thật này. Tôi rất mừng cho gia đình họ vì có được một đứa con đáng tự hào. Để tỏ lòng biết ơn công lao của cậu bé, dân làng chúng tôi đã lập lên đền thờ Thánh Gióng để khi cậu trở về có nơi để ngự. 

Truyền thuyết Thánh Gióng tuy là câu chuyện hư cấu thế những thông qua hình tượng thánh Gióng ai trong chúng ta cũng cảm nhận được tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm, kiên quyết bảo vệ dân tộc, bảo vệ đất nước quật cường của thế hệ trẻ. Một tinh thần đẹp và là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 

-----------------------------------------

Đóng vai người hàng xóm thánh Gióng kể lại cuộc tiễn đưa Gióng ra trận là đề văn hay giúp các em ôn tập và rèn luyện lại kỹ năng kể chuyện của mình. Nhờ đó củng cố thêm được nhiều kiến thức về văn bản Thánh Gióng này. Với bài văn mẫu trên, hy vọng sẽ giúp các em tham khảo tốt và đạt được điểm cao trong bài viết trên lớp. Chúc các em học tập thật tốt.

icon-date
Xuất bản : 01/02/2023 - Cập nhật : 03/07/2023
/* */ /* */
/*
*/