Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Túi bào tử của dương xỉ và rêu nằm ở đâu?” cùng với kiến thức mở rộng về rêu và cây dương xỉ là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.
- Túi bào tử của dương xỉ nằm trong những đốm nhỏ dưới các lá già.
- Túi bào tử của rêu nằm ở ngọn cây.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về rêu và cây dương xỉ dưới đây nhé.
- Đặc điểm của cây rêu:
+ Cây rêu có các mô và hệ thống sinh sản.
+ Rêu không có hoa và cũng không sản sinh ra hạt, nó sinh sản nhờ các bào tử.
+ Rêu có cấu trúc nhỏ, bên ngoài giống như rễ cây nên còn được gọi là thân rễ.
- Rêu không lấy đi chất dinh dưỡng hoặc làm sáo trộn sinh lí của rễ cây. Ngược lại, còn có vai trò quan trọng trong việc giữ đất luôn ẩm ướt. Ngoài rêu ra, bạn còn có thể trồng trong chậu cảnh một số cây dương xỉ nhỏ li ti, cỏ cảnh, cỏ dại…
- Cây rêu có nhiều chủng loại và màu sắc từ hơi vàng cho đến màu xanh lục tươi, nhưng thích hợp nhất đối với cây kiểng là rêu có màu sắc dịu và tươi. Một số loài rêu thông dụng: rêu nhung, rêu nhún, rêu bèo…
- Dương xỉ là các thực vật có mạch khác với thạch tùng ở chỗ có lá thật sự (vĩ diệp). Chúng khác với thực vật có hạt (bao gồm thực vật hạt trần và thực vật hạt kín) ở phương thức sinh sản do không có hoa và hạt.
- Giống như các loại thực vật có mạch khác, chúng có vòng đời được nhắc tới như là luân phiên các thế hệ, với đặc trưng là một pha thể bào tử lưỡng bội và một pha thể giao tử đơn bội, nhưng khác với thực vật hạt trần và thực vật hạt kín ở chỗ thể giao tử của dương xỉ là một sinh vật sống tự do.
- Để trả lời cho câu hỏi này, đầu tiên phải nói về hình dáng cũng như cấu tạo của của cây rêu.
+ Thứ nhất, đặc điểm không thể bỏ qua đó là cây rêu không có rễ chính thức. Ở đây rễ của cây rêu được gọi là rễ giả. Mặc dù, cây rêu có nhiều phân loại, một số đã có lá và thân nhưng nhìn chung vẫn chung một cấu tạo đơn giản. Cụ thể là gồm thân nhưng không phân nhánh, lá và rễ. Nổi bật là một số loại mang cả túi bào tử và ở cây rêu chưa có mạch dẫn, chưa có hoa cũng như chưa có rễ chính thức. Rễ giải hấp thụ nước bằng hành động mao dẫn. Khi đó nước di chuyển lên giữa các sợi của rễ giả và không qua từng cái như trong rễ chính thức.
+ Điều này được lý giải vì thân và lá chứa mạch dẫn nên cây rêu cần tiếp xúc với chỗ ẩm ướt cũng như nước thì nó mới sinh sống và phát triển được. Cuối cùng vì cây rêu được sinh sản bởi nước. Bởi vì bị thiếu rễ chính thức cùng các mạch dẫn trên thân nên cây rêu không thể hấp thụ nước và các chất khoáng từ rễ để lưu thông khắp thân. Chính vì thế, nó phải hấp thụ bằng cách tiếp xúc qua bề mặt. Hơn nữa, nó cần sống ở nơi ẩm ướt dù ở trên cạn và sinh sống thành từng đám. Ngoài ra, cấu tạo đơn giản này cũng bởi vì kích thước của cây rêu khá nhỏ, chỉ khoảng 1cm.
- Tiếp theo, đối với cây dương xỉ, cơ quan sinh dưỡng là túi bào tử nằm ở mặt dưới của lá có màu xanh khi lá non còn màu nâu khi lá già. Cấu tạo gồm túi bào tử có cơ vòng, với màng tế bào dày lên rất rõ, giải phóng các bào tử khi chin. Ngoài ra,mặt dưới lá dương xỉ cũng chứa các túi bào tử. Rễ dương xỉ là rễ chùm, gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tủa ra từ gốc thân thành một chùm. Đặc biệt, thân có màu nâu, có phủ những lông nhỏ. Lá ở mặt dưới có màu xanh đến màu đậm. Lá non đầu thượng cuộn tròn lại.
- Vậy, qua phân tích trên có thể thấy rằng, cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn cây rêu. Khác với cây rêu, cấu tạo bên trong của dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển. Đặc biệt, dương xỉ là thực vật thuộc nhóm quyết đã có rễ, thân, lá thực sự.