logo

Từ trái nghĩa là gì? Phân loại | Ví dụ | Bài tập (Tiếng Việt 5)

Từ trái nghĩa được sử dụng phổ biến với kho tàng từ ngữ phong phú. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin dễ hiểu nhất về từ trái nghĩa, mời các bạn tham khảo nhé!


1. Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ mang ý nghĩa trái ngược hoàn toàn với nhau và khác nhau về ngữ âm. Từ trái nghĩa thường được dùng để miêu tả sự vật, sự việc, con người,…

Sử dụng từ trái nghĩa giúp cho câu văn trở nên phong phú, sinh động. Đóng vai trò nêu lên đặc điểm tính chất cụ thể và thể hiện sự đối lập về đối tượng muốn đề cập đến.

Ví dụ về các cặp từ trái nghĩa như:

+ Xinh đẹp - Xấu xí

+ Chăm chỉ - Lười biếng

+ Giỏi giang - Ngu dốt

+ Cao - Thấp

Từ trái nghĩa là gì? Phân loại | Ví dụ | Bài tập (Tiếng việt 5)

2. Phân loại từ trái nghĩa

Tương tự như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa cũng chia làm hai loại:

- Từ trái nghĩa hoàn toàn: là những từ ngữ mang nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn và trong mọi trường hợp, rất dễ để nhận biết hai từ là trái nghĩa với nhau.

Ví dụ:

+ Dài - ngắn

+ Béo - gầy

+ Rộng - Hẹp

+ Ướt - Khô

- Từ trái nghĩa không hoàn toàn: là những từ khác nhau về nghĩa nhưng mang nhiều ẩn ý hơn, người đọc và người nghe không dễ hình dung về hai từ trái nghĩa đó.

Ví dụ: 

+ Cần cù - ỷ lại

+ Dũng cảm - nhát gan

+ Thẳng - Uốn lượn

+ Trắng - Đục ngàu

* Tác dụng của từ trái nghĩa:

- Từ trái nghĩa làm nổi bật sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái,… có sự đối lập nhau.

- Từ trái nghĩa đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng kết hợp với biện pháp tu từ so sánh.

- Từ trái nghĩa giúp cho việc thể hiện tâm tư, tình cảm, trạng thái và nhận xét được rõ nét hơn.

- Từ trái nghĩa nêu bật lên nội dung mà người viết hoặc người nói muốn nhắc đến, người sử dụng có thể dùng các cặp từ trái nghĩa để tiêu đề cho nội dung của mình. 


3. Ví dụ về từ trái nghĩa

a, Từ trái nghĩa tạo nét đối lập: dùng để lên án, phê phán, đã kích một điều gì đó.

Ví dụ:

+ Chết vinh còn hơn sống nhục.

+ Mất lòng trước, được lòng sau.

+ Mất - Được

b, Từ trái nghĩa dùng để miêu tả cảm xúc, tâm trạng, hành động,….

Ví dụ: 

+ Vui vẻ - Buồn chán

+ Dí dỏm - Tẻ nhạt

c, Từ trái nghĩa nhằm tạo sự cân bằng

+ Lên - xuống

+ Cao - thấp

+ Nông - sâu

d, Hai từ trái nghĩa có thể xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh và cùng kết hợp với một từ nào đó

Ví dụ:

+ Bút viết đẹp - Bút viết xấu

+ Quả táo ngon - Quả táo dở

+ Mất lòng - Được lòng

e, Từ trái nghĩa được sử dụng phổ biến trong các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam như:

+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

+ Đi ngược, về xuôi

+ Thất bại là mẹ thành công

+ Kính trên nhường dưới


4. Bài tập về từ trái nghĩa

Bài 1: Chọn từ trái nghĩa với từ in đậm trong câu để điền vào chỗ trống:

a, Bạn Lan làm bài tập rất chăm chỉ còn Nam thì rất…

b, Sau khi leo lên tầng 6 để lấy đồ, em lại leo…

c, Thời tiết hôm qua rất âm u, trời tối sầm lại. Hôm nay trời đã… hơn nhiều.

d, Mùa đông đến nhiệt độ giảm mạnh, thời tiết lạnh giá. Em rất mong mùa Xuân đến để thời tiết… hơn.

Lời giải:

a, lười biếng

b, xuống

c, trong xanh

d, ấm áp

Bài 2: Tìm từ trái nghĩa với các từ bôi đậm trong các đoạn văn dưới đây:

a, Nước chính là sự khởi nguồn của những cơn mưa. Những cơn mưa như dòng suối mát trong lành rửa trôi đi bụi bản, lọc sạch bầu không khí, tạo nên nguồn nước trù phú, dồi dào. Khi trời có mưa, độ ẩm không khí cũng tăng cao tạo thời tiết mát mẻ, dễ chịu. Cây cỏ, hoa lá khi nhận được nguồn nước quý giá của tự nhiên, chúng đua nhau đâm chồi, nảy nở, căng tràn sức sống.

b, Ta có câu nói: “Thái độ sống của bạn sẽ quyết định là bạn có trưởng thành hơn hay mãi mãi không thể trưởng thành được, cho dù bạn có già đi” . Thật vậy, nếu con người ta chỉ sống vì phải sống mà không biết trân trọng thì đó chính là ta đang không trân trọng chính mình. Cậu bé Tùng trong câu chuyện Chiếc đèn ông sao” là một tấm gương sáng với tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu mình và yêu người trước khó khăn của cuộc sống.

Lời giải: 

a, 

+ Trong lành - Ô nhiễm, u ám, mù mịt

+ Mát mẻ - Nóng bức, oi bức

+ Dễ chịu - Khó chịu, buồn bực, bực tức

b,

+ Trưởng thành - Thiếu kinh nghiệm, kém cỏi, trẻ măng

+ Già - Trẻ, non tơ

+ Trân trọng - Bỏ bê, khinh bỉ, bỏ rơi

+ Lạc quan - Bi quan, tự ti.

+ Khó khăn - Sung túc, giàu có, dư dả, giàu sang

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về một người bạn mà em yêu quý, trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa.

Lời giải:

Lan là một người bạn mà tôi rất yêu quý. Trái ngược với mái tóc ngắn của tôi, Lan có một mái tóc dài óng ả, đen như gỗ mun. Lan học rất giỏi, năm học nào Lan cũng xếp thứ nhất trong lớp. Vì tôi học kém hơn nên Lan luôn là người kèm cặp, động viên tôi học tập. Ngoài việc học tốt, lan còn múa rất đẹp, ca rất hay. Lan luôn là một thần tượng trong lòng tôi vì tôi rất thích hát mà lại hát rất dở. Lan được bố mẹ tôi rất yêu quý vì luôn giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Tôi và Lan rất hiểu nhau, tôi rất yêu thương và tôn trọng Lan. 

--------------------------------

Trên đây là bài viết tìm hiểu về từ trái nghĩa do Toploigiai biên soạn và đồng hợp, hy vọng có thể cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc các bạn học tập thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 16/11/2022 - Cập nhật : 04/09/2023