logo

Hai từ đa trong câu bà cụ ngồi bán bánh đa dưới gốc đa đầu làng có quan hệ với nhau như thế nào?

Trong câu: Bà cụ ngồi bán bánh đa dưới gốc đa đầu làng. 

→ Hai từ đa là từ đồng âm, có quan hệ liên kết với nhau tạo ra một câu có nhiều nghĩa. Người sử dụng từ đồng âm trường hợp này với mục đích là để chơi chữ.

- Từ đa thứ nhất (Bánh đa - chỉ một loại bánh)

- Từ đa thứ hai (Gốc đa - chỉ cây đa)

* Kiến thức cần ghi nhớ 

Hai từ đa trong câu bà cụ ngồi bán bánh đa dưới gốc đa đầu làng có quan hệ với nhau như thế nào?

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể.

+ Dùng từ đồng âm để chơi chữ: Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

* Cách sử dụng từ đồng âm

- Cần suy luận và phân tích từ đồng âm và xem xét trên nhiều phương diện khác nhau. 

- Lưu ý khi sử dụng những câu từ có ý nghĩa nước đôi, trường hợp này chủ yếu được sử dụng trong các câu ca dao tục ngữ hoặc khi chơi chữ

- Có thể sử dụng thêm các dấu câu để phân biệt hay ngắt dòng

icon-date
Xuất bản : 12/11/2022 - Cập nhật : 03/07/2023