logo

Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương bắc bộ?

Câu hỏi: Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương bắc bộ?

A. Giời

B. Mẹ

C. Rứa

D. Heo 

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Giời

Từ “giời” là từ ngữ địa phương bắc bộ

Cùng Top lời giải tìm hiểu về loại từ ngữ này nhé!


1. Từ địa phương là gì?

Từ địa phương là những từ được sử dụng hạn chế ở một hoặc vài địa phương nào đó. Từ địa phương là một bộ phận của phương ngữ. Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số địa phương nhất định).

Ví dụ:

+Từ địa phương Nam Bộ: Chôm chôm, sầu riêng. măng cụt, chao, tràm,  đước,...

+ Từ địa phương Bắc Trung Bộ: chẻo, cối, khoé, nhút, thưng,..

Từ nào sau đây là từ ngữ địa phương bắc bộ?

2. Lưu ý gì khi sử dụng từ ngữ địa phương?

- Từ ngữ địa phương thường sẽ có được sử dụng trong một khu vực nhất định. Nếu bạn chưa am hiểu nhiều thì cần tìm hiểu để giao tiếp đúng hoàn cảnh, đúng người, đúng việc tránh bị hiểu lầm.

- Không lạm dụng từ ngữ địa phương gây khó hiểu, khó chịu cho đối phương, đặc biệt trong công việc

- Khi viết thì bạn nên cân nhắc sử dụng từ ngữ phổ thông vẫn hơn vì có những công việc cần thiết phải vậy thì đa số mọi người mới dễ hiểu. 

- Từ địa phương có sự đối lập với từ vựng toàn dân toàn dân.

- Sự khác nhau giữa danh từ địa phương và danh từ toàn dân chỉ một sự vật nào đó không theo một quy luật nhất định, nhiều danh từ hoàn toàn không giải thích được, tuy nhiên, có thể nhận thấy việc đặt tên khác nhau cho cùng một sự vật chủ yếu là do cách quan sát đặc điểm bên ngoài, công dụng, tính chất các sự vật, hiện tượng đó: cây xấu hổ/ cây trinh nữ, đũa trui/ đũa bếp... Có nhiều từ do quá trình biến âm mà hình thành: dèo/diều, đờn/ đàn, đêm túi/ đêm tối, đàng/ đường... Phần lớn các danh từ địa phương rất khó giải thích vì tính võ đoán của ngôn ngữ như: Ghe/ thuyền, rạ/ thủy đậu, quảy/ đám giỗ...

- Trong ca dao Quảng Nam có nhiều câu dùng danh từ địa phương rất đặc sắc: Con ơi con ngủ cho ngon/ Để mẹ phơi lại mấy ang lúa này; Tiếng đồn chàng là trai anh hùng đáng chữ trượng phu/ Gánh hai cặp ảng nhắt bốn cái lù phải không; Tay cầm bánh tráng nương nương/ Miệng kêu tay ngoắt bớ người thương uống nước chiều; Dừng chưn đứng lại hỏi thăm/Hỏi người bạn cũ có mối tơ tằm mô chưa?

- Động từ: Động từ trong tục ngữ, ca dao Quảng Nam góp phần làm phong phú thêm vốn động từ trong ngôn ngữ toàn dân (Rị/ kéo, ghế/ độn, ních/ ăn, huơ/ vẫy, bện/ bím, dan/ phơi, lia/ ném, báng/ húc, Đừa/ lùa, Hun/ hôn, Lượm/ Nhặt, Ơm/ ôm, Quảy/ gánh, Quăng trái /vứt, ném, Dí/ đuổi... Tuỳ theo ngữ cảnh, người sử dụng chọn từ địa phương hoặc từ toàn dân để diễn đạt. Ví dụ động từ “dan/ phơi” (phơi nắng hoặc dan nắng). Đối với người Quảng, trong giao tiếp hằng ngày đều dùng cả từ địa phương và từ toàn dân chỉ một hành động nào đó, phù hợp với từng ngữ cảnh, từng hoàn cảnh cụ thể. Từ địa phương tồn tại song song với từ toàn dân, không loại trừ lẫn nhau.


3. Đoạn văn ngắn có sử dụng từ ngữ địa phương

Đoạn 1:

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả, nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran, năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng, còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian, bắp đã chín vàng.

Đoạn 2:

Ở góc vườn, ngoại em trồng cây cam Giàng, tỉnh Thanh. Mùa xuân, hoa cam nở trắng phau, toả hương thơm nồng nàn cả khu vườn. Tháng chạp, cam chín vàng tươi, trĩu cành. Đàn chim sâu, vợ chồng chìa vôi vẫn đu cành hót, bắt sâu cho cam.Ngày giỗ các cụ, ngày Tết, ông bà cắt cam bày lên bàn thờ. Năm em lên 6 tuổi được bà cho một quả cam Giàng. Quả cam to tròn, mọng nước. Nước cam vàng óng như mật ong, ngọt và thơm tuyệt.Mỗi lần có khách đến chơi, hễ ai hỏi đến, ông em lại nói: “Giống cam Giàng, bà lão nhà tôi đem từ quê ra đó nha…”.

icon-date
Xuất bản : 25/12/2021 - Cập nhật : 27/12/2021