logo

Hãy so sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong bài Lòng Mẹ

Câu hỏi: Hãy so sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong bài Lòng Mẹ

Trả lời: 

*So sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong bài Lòng Mẹ:

- Giống nhau: đều là từ đồng nghĩa chỉ người sinh ra nhân vật tôi.

- Khác nhau:

   + Mẹ: Từ toàn dân ,lời kể của tác giả, đối tượng là độc giả.

   + Mợ: Biệt ngữ xã hội, lời thoại của chú bé Hồng, người nghe là bà cô.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé !

1. Từ ngữ địa phương là gì ?

- Từ ngữ địa phương là từ chỉ dùng ở một số địa phương nhất định. Khi nói từ ngữ địa phương một số người ở tỉnh khác sẽ không thể nào hiểu được. Bởi chúng không được sử dụng phổ biến rộng rãi như từ ngữ toàn dân.

Hãy so sánh cách dùng từ mẹ và mợ trong bài Lòng Mẹ

Một số loại từ ngữ địa phương

- Chúng được chia theo vùng miền khác nhau:

   + Ở miền Bắc có các từ ngữ địa phương Bắc Bộ như: u-mẹ, thầy-bố; giời-trời,….

   + Ở miền Trung có các từ ngữ địa phương Trung Bộ như: mô-nào, chỗ nào; răng-sao, thế nào; rứa-thế,…

   + Tại Nam Bộ có một số từ ngữ địa phương Nam Bộ như: heo-lợn, ghe-thuyền,….

2. Biệt ngữ xã hội là gì?

- Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ dùng để sử dụng trong một tầng lớp xác định nào đó. Chỉ ở cùng tầng lớp đó mới có thể hiểu họ đang nói gì.

Chẳng hạn như:

- Trong thời kì phong kiến ngày xưa biệt ngữ xã hội trong triều đình như: Hoàng đế, trẫm, thần, băng hà, long thể,…

- Hay như lớp trẻ ngày nay sẽ có những biệt ngữ xã hội như: trẻ trâu, chém gió, trúng tủ,…

3. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

Ví dụ: Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

   + Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ

   + Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

4. Luyện tập

1. Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

Mẫu :

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân
má, u, bầm mẹ
heo lợn
bông hoa

 2. Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh họa).

3. Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ?

a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.

b) Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.

c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp.

d) Khi làm bài tập làm văn.

e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.

g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.

4. Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.

5. Trao đổi trong nhóm các bài tập làm văn. Đọc và sửa giúp nhau các lỗi lạm dụng từ ngữ địa phương trong mỗi bài tập làm văn.

5. Hướng dẫn làm bài

Câu 1. phần IV trang 58 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân
Má (Nam Bộ) Mẹ
Bọ (Nghệ Tĩnh) Cha
Mô (Nghệ Tĩnh) Đâu
Cây viết (Nam Bộ) Cây bút
O (Hà Tĩnh)

Câu 2. phần IV trang 59 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh họa).

- Quay cóp : nhìn tài liệu trong giờ kiểm tra, giờ thi

- Cớm : công an

- Trượt vỏ chuối : chỉ việc thi trượt

Câu 3. phần IV trang 59 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ? Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ?

- Những trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương : a

- Những trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương : b, c, d, e, g

Câu 4. phần IV trang 59 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.

  Bầm ơi, có rét không bầm

                                                                Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.                                                        

                                                                         (Tố Hữu, Bầm ơi)

 

Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

                                                                          (Hò ba lí của Quảng Nam)

 

Câu 5. phần IV trang 59 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Trao đổi trong nhóm các bài tập làm văn. Đọc và sửa giúp nhau các lỗi lạm dụng từ ngữ địa phương trong mỗi bài tập làm văn.

Học sinh tự thực hiện

icon-date
Xuất bản : 26/12/2021 - Cập nhật : 28/12/2021