Câu hỏi: Từ tượng hình là gì?
Trả lời:
Là những từ gợi tả được hình dáng, ngoại hình hay vẻ bề ngoài của người, của vật.
Ví dụ:
- Từ tượng hình gợi tả vóc dáng như mũm mĩm, gầy gầy, cao lênh khênh, ục ịch…
- Mô tả vẻ bề ngoài của vật: lực lưỡng, be bé, gầy gầy, cao cao…
Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích khác nhé!
1. Từ tượng thanh
Là những từ mô phỏng âm thanh của thiên nhiên, động vật và con người.
- Ví dụ:
+ Âm thanh tiếng mưa sử dụng từ tượng thanh như: rào trào, ầm ầm, lộp độp, tí tách.
+ Mô tả âm thanh của tiếng gió như: xào xạc, lao xao…
+ Âm thanh con người: Tiếng cười: hi hi, ha ha, khanh khách, hắc hắc, khúc khích…
+ Âm thanh thiên nhiên như: Tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim hót ríu rit, tiếng vịt kêu cạp cạp…
2. Tác dụng của từ tượng hình từ tượng thanh
Từ tượng hình, từ tượng thanh là từ gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động. Thường được sử dụng chủ yếu trong văn tự sự, văn miêu tả. Phần lớn nó là những từ láy. Nó được ứng dụng nhiều trong thơ văn Việt Nam. Nó khiến cho bài thơ văn được giàu hình tượng, gần gũi.
Ví dụ: Trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến có sử dụng từ tượng hình,từ tượng thanh
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
- Từ tượng hình: trong veo, sóng biếc, tẻo teo, gợn tí, vắng teo, xanh ngắt
- Từ tượng thanh: đưa vèo, đớp động.
3. Bài tập về từ tượng hình, từ tượng thanh
Bài tập 1: Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong những câu sau.
- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy bào cạnh anh Dậu.
- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Trả lời:
Từ tượng hình và tượng thanh trong những câu trích trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
a. Từ tượng thanh.
- Soàn soạt, bịch, đánh bốp.
- Nham nhảm.
b. Từ tượng hình.
- Rón rén, lực điền, chỏng queo.
Bài tập 2: Tìm ít nhất năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người.
Trả lời:
Năm từ tượng hình gợi tả dáng đi.
- Tất bật, hùng hục, thoăn thoắt, lom khom, rón rén.
Bài tập 3: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.
Trả lời:
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên:
- Ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, thỏa mãn
- Hì hì: mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành
- Hô hố: mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, khó nghe, gây cảm giác khó chịu cho người khác.
- Hơ hớ: mô phỏng tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giữ gìn
Bài tập 4: Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.
Trả lời:
Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh:
- Lắc rắc: Mưa xuân lắc rắc trên những thảm cỏ non.
- Lã chã: Nước mắt nó cứ tuôn lã chã mãi khi nghe tin ông nội nó ốm nặng.
- Lấm tấm: Mặt ba lấm tấm mồ hôi sau những giờ trên thao trường.
- Khúc khuỷu: Đoạn đường vào nhà bạn tôi quanh co, khúc khuỷu.
- Lập lòe: Ánh đèn lập lòe như đom đóm ban đêm