Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Truyện cổ tích thường phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp.
A. Bước đấu tranh chinh phục thiên nhiên
B. Đấu tranh chống xâm lược
C. Đấu tranh giai cấp
D. Đấu tranh bảo tồn văn hóa
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Đấu tranh giai cấp
Truyện cổ tích thường phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp.
Truyện cổ tích là những truyện kể có tính chất tưởng tượng về những cuộc phiêu lưu kỳ lạ chiến thắng những trở ngại khác thường của một số nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất và số phận chung của những kẻ bị áp bức trong xã hội đã phát sinh tình trạng người áp bức người.
Truyện cổ tích có tính phổ biến hình thành từ thời cổ đại, phát triển và tồn tại qua nhiều thời kỳ xã hội khác nhau. Nó hướng vào những vấn đề xã hội cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến trong xã hội có giai cấp. Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng để phản ánh đời sống và khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và tiêu khiển của nhân dân.
Vì vậy truyện cổ tích thường phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp.
Truyện cổ tích được phân thành nhiều loại như:
- Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính bất hạnh (như người mồ côi, người có hình dạng xấu xí, người con riêng, người em út,….)
- Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính dũng sĩ can đảm và nhân vật có tài năng kì lạ.Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính thông minh hay ngốc nghếch
- Truyện cổ tích kể về các nhân vật chính là động vật có khả năng nói chuyện, hoạt động, tính cách như con người.
>>> Xem thêm: Phân loại truyện cổ tích
Câu 1. Sự khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích:
A. Truyền thuyết có thật, cổ tích không có thật.
B. Truyền thuyết có nhân vật nghèo khổ, cổ tích không có.
C. Truyền thuyết có nhân vật anh hùng, cổ tích không có.
D. Nhân vật, sự việc trong truyền thuyết có liên quan đến sự thật lịch sử, còn cổ tích thì không có.
Đáp án: D
Câu 2. Chi tiết do con người tưởng tượng ra để gửi gắm nguyện vọng ước mơ là:
A. Chi tiết hoang đường.
B. Tưởng tượng kỳ ảo.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đếu sai.
Đáp án: C
Câu 3: Truyện cổ tích thần kỳ không có đặc điểm nào sau đây?
A. Kể về số phận những con người bé nhỏ.
B. Thể hiện ước mơ, khát vọng về công bằng hạnh phúc.
C. Giải thích đặc điểm của một số con vật trong thế giới loài vật.
D. Có sự tham gia của các yếu tố hoang đường kỳ ảo.
Đáp án: C
Câu 4: Đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì là gì?
A. Có sự tham gia của các yếu tố thần kì, kết thúc có hậu.
B. Phản ánh những sự kiện lớn của cộng đồng, thường kết thúc có hậu.
C. Có sự tham gia của các yếu tố thần kì, kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc có hậu.
D. Kết cấu truyện tương đối thống nhất, thường kết thúc có hậu.
Đáp án: C
Câu 5: Giá trị tư tưởng của truyện cổ tích thần kì bao gồm những nội dung nào?
A. Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em.
B. Thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng và xã hội, về phẩm chất, năng lực tuyệt vời của con người.
C. Nêu những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em và thể hiện những ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng và xã hội, về phẩm chất, năng lực tuyệt vời của con người.
D. Nói lên lời tâm tình của nhân dân lao động với các nhân vật lịch sử và những tấm gương đạo đức nhằm giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em.
Đáp án: C
Câu 6: Truyện nào dưới đây không phải là truyện cổ tích:
A. Đẽo cày giữa đường
B. Thạch Sanh
C. Sọ Dừa
D. Sự tích trầu cau
Đáp án: A
-------------------------
Ai cũng từng được lớn lên bởi các câu truyện cổ tích, đây là một phần không thể thiếu của tuổi thơ bao người. Nhờ có truyện cổ tích mà cuộc sống thêm nhiều màu sắc và phong phú hơn. Chúc các bạn đọc bài vui vẻ nhé!