logo

Biện pháp tu từ Rễ siêng không ngại đất nghèo

Trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, hoa sen và cây tre là hai hình tượng đặc trưng. Nếu như hoa sen là sự kết tinh những giá trị nhân văn của dân tộc, thì cây tre là biểu trưng của bản lĩnh quật cường, ý chí bất khuất của con người Việt Nam. Với biện pháp tu từ nhân hoá và ẩn dụ, cây tre trong khổ thơ dưới đây đã bộc lộ được tinh thần bất khuất của dân tộc ta.


Biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

Rễ siêng ko ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh ko đứng khuất mình bóng dâm.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.

+ Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.

=> Biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ làm nổi bật nên những đặc tính tốt đẹp của cây tre. Cây tre có cứng cáp, kiên cường của cây tre nhưng cũng không thiếu phần mềm dẻo. Cây tre cũng giống như con người và đất nước Việt Nam, hiên ngang, kiên cường, bất khuất và không lùi bước trước những khó khăn gian khổ.

[CHUẨN NHẤT] Biện pháp tu từ Rễ siêng không ngại đất nghèo

Đoạn văn Cảm nhận về những dòng thơ Rễ siêng không ngại đất nghèo - Mẫu 1

"Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu 

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành"

Không biết đây là lời của tác giả hay chính là lời của tre. Có thể là những suy tư của tác giả về sức tre mãnh liệt, cũng có thể là lời tâm tình của tre. Câu thơ lục bát ở khổ thơ trên theo nhịp 2/2, đến khổ thơ này đổi thành nhịp 3/3 (Có gì đâu… hoá nhiều). Nhịp điệu có vẻ như gấp gáp cùng với việc lặp lại: Có gì đâu, có gì đâu thể hiện phần nào đức tính khiêm nhường và lạc quan của tre. Người ta không thể biết là tre có bao nhiêu rễ thì cũng không thể biết sự cần cù của tre cao đến mức nào. Không chỉ có tre được nhân hóa mà cả rễ – một bộ phận của tre – cũng được nhân hoá: Rễ siêng không ngại đất nghèo. Hai câu cuối của khổ thơ là một hình ảnh đẹp, khái quát lại một phẩm chất của tre, cũng là của con người Việt Nam: vượt mọi gian khổ, luôn luôn lạc quan, cố gắng phấn đấu vươn lên (Vươn mình… lá cành). Tre phải chống chọi lại những cơn gió lớn. Thân cây có thể oằn lại, nhưng tre vẫn sẵn sàng chịu đựng để cho lá cành có thể đùa vui cùng gió. Trong một đất nước ở vùng nhiệt đới nắng nhiều, tre còn là biểu tượng của sức sống hiên ngang thần kỳ: Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Người đọc nhận ra ngay mình, ra vẻ đẹp kiên cường bất khuất của cộng đồng làng quê mình. Khổ thơ tiếp theo là khổ dài nhất, gần mười bốn câu nói đến những phẩm cách quý báu khác của tre: Tre biết yêu thương, đùm bọc, tre biết truyền cho con cháu “cái gốc” để con cháu noi theo, tre biết chịu đựng mọi gian khổ, dám hy sinh tất cả cho đời sau. Kết quả là lớp măng non đã tiếp thu được truyền thống bất khuất của cha ông.


Đoạn văn Cảm nhận về những dòng thơ Rễ siêng không ngại đất nghèo - Mẫu 2

Sức sống của tre xanh vượt qua biết bao nhiêu là sự nghèo khổ. Đất đá kia bạc màu không dưỡng chất nhưng tre vẫn xanh tươi vì rễ kia siêng tìm nguồn dinh dưỡng. Cho nên đất có nghèo thì tre vẫn xanh tốt mà thôi. Và khi ấy tre vẫn vươn mình đu đưa theo những ngọn gió, tre in mình lên những khoảng trời xanh tôn lên vẻ đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam. Và cứ như thế tre xanh Việt Nam cao vút trên nền trời và không bao giờ đứng khuất bóng râm của một loài cây nào khác bởi chính tre cũng cao lắm rồi. Trước mắt ta Nguyễn Duy đã vẽ lên một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, cái màu xanh của tre hòa quyện với cái màu xanh của bầu trời, tre đu mình theo gió tạo nên một cảnh sắc bình yên vốn có của nước ta. Và qua những hình ảnh ấy Nguyễn Duy muốn nói đến phẩm chất của con người. Đó là phẩm chất của con người Việt Nam, chúng ta tuy nhỏ bé hiền lành thế nhưng cho dù nghèo đói cũng không chịu đứng bóng râm của ai, không chịu luồn cúi mà sống ngay thẳng đôi chân bước đi, đôi tay kia tìm việc để lo cho cuộc sống. Sự cần cù đối với nhân dân ta là một đức tính không thể thiếu. 

icon-date
Xuất bản : 26/05/2022 - Cập nhật : 26/05/2022