logo

Truyện ngụ ngôn là gì?

Truyện ngụ ngôn là những câu truyện kể dân gian được thể hiện qua thể loại văn xuôi hoặc thơ về một đồ vật, loài vật, cây cối,… như một phép ẩn dụ triết lý hoặc luận lý. Để hiểu rõ hơn về truyện ngụ ngôn là gì, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé:


Câu hỏi: Truyện ngụ ngôn là gì?

Trả lời:

Truyện ngụ ngôn là những câu truyện kể dân gian được thể hiện qua thể loại văn xuôi hoặc thơ về một đồ vật, loài vật, cây cối,… như một phép ẩn dụ triết lý hoặc luận lý. 


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Truyện ngụ ngôn là gì?

Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội.

Truyện ngụ ngôn kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

Hay nói một cách khác, đó là những câu truyện ngụ ngôn chính là chuyện mà con người nói bóng gió chuyện đời, chuyện người nhằm nên lên luân lý. Những câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của Việt Nam như là: Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, thỏ và rùa, đeo lục lạc cho mèo, đẽo cày giữa đường….

[CHUẨN NHẤT] Truyện ngụ ngôn là gì?

Cùng là một thể loại truyện ngụ ngôn nhưng ở mỗi một khu vực, mỗi một quốc gia sẽ có những tên gọi khác nhau, cũng như vậy mà mỗi nơi sẽ có những đặc điểm dị biệt. Ở Pháp truyện ngụ ngôn gọi là Fable, ở Nga thì được gọi là basnia.

Phần kể truyện ngụ ngôn rất đa dạng, có thể kể như truyện cổ tích, như một giai thoại, điều này còn phụ thuộc nhiều hơn vào giọng văn của từng người, cảm xúc của của họ trong câu chuyện đó như thế nào.


2. Nguồn gốc truyện ngụ ngôn

Ngụ ngôn là một trong những thể loại tự sự cổ xưa nhất, ở olklore của mọi dân tộc đều có thơ hoặc truyện ngụ ngôn. Ngụ ngôn xuất hiện trước công nguyên trong kho tàng văn hóa các dân tộc như Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập, Trung Hoa...

Ở Trung Quốc, ngụ ngôn cổ đại thâm nhập vào sách triết luận và chính luận của "chư tử" như Trang Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử..., vào các truyện kể trung đại như Bình thoại, Thoại bản và vào cả tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long.

Một bộ phận truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện loài vật. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đạị đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật(để dễ săn bắt và tự vệ) . Cũng do sự phân biệt giữa con người và tự nhiên chưa rõ ràng nên người ta đã gán cho mọi vật tính cách của con người. Truyện loài vật ra đời trên cơ sở đó. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.

[CHUẨN NHẤT] Truyện ngụ ngôn là gì? (ảnh 2)

Truyện ngụ ngôn có liên quan đến cách nói bằng hình tượng của nhân dân. Trong cách nói của mình, nhân dân thường dùng những sự vật cụ thể, những so sánh, ví von để diễn đạt cái trừu tượng (chẳng hạn cách nói ngu như bò, nhanh như cắt…). Khi lối nói tỉ dụ về sự vật, con vật cụ thể nầy chuyển thành tỉ dụ có tính chất thế sự thì truyện ngụ ngôn ra đời. 

Ở văn chương Kitô giáo và văn học Trung đại gọi là dụ ngôn, trong thời đó văn học được đại diện cho tâm thức đặc biệt như một tiếp nhận rất đặc thù. Đến cuối thế kỷ thứ 19, hầu hết những nhà văn đã xem xét đến tính kiệm lời, sự súc tích của ngụ ngôn là mẫu mực cho sáng tác của mình. Thế nên cho đến nay truyện ngụ ngôn không thuộc thể loại quá dài.

Những nhà văn chăm chú nhìn vào các truyền thống ngụ ngôn và dẫn đến sự xuất hiện thêm những tác phẩm kịch và những tiểu thuyết. Cấu trúc bên trong những tác phẩm này có xuất hiện ngụ ý bóng gió, kiểu hình tượng, tượng trưng và đặc biệt chú trọng đến lối đa nghĩa.

Sự xúc tích về nội dung mang đến cho người đọc truyện ngụ ngôn đó là mang nhiều hàm nghĩa trừu tượng, dấu hiệu về cấu trúc củng ảnh hưởng tới loại hình khác.

Ở Việt Nam, ngụ ngôn dân gian tồn tại và nhiều truyện đã trở thành điển cố văn học, như Đẽo cày giữa đường, Thầy bói xem voi v.v. Trong truyện ngụ ngôn có thể được kể lại bằng miệng hoặc thông qua văn viết.

icon-date
Xuất bản : 24/05/2022 - Cập nhật : 26/11/2022