Chủ đề 2. Nhiễm sắc thể và các quy luật di truyền
Câu 2.71 trang 26 SBT Sinh học 12 Cánh diều: Trong thực tiễn tạo giống dâu tằm, các nhà khoa học thường lựa chọn cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng với kích thước lớn hơn cây lưỡng bội làm giống. Nêu giả thuyết hình thành cây dâu tằm tử bội. Có thể sử dụng phương pháp nhân giống nào để nhân giống những cây dâu tằm? Giải thích.
Lời giải ngắn nhất
- Giả thuyết hình thành cây dâu tằm tứ bội: có hai giả thuyết hình thành cây dâu tằm tứ bội là giả thuyết không phân li giả thuyết hợp nhất.
- Phương pháp nhân giống dâu tằm:
+ Nhân giống vô tính: Giâm cành, chiết cành, ghép cành
+ Nhân giống hữu tính: Gieo hạt, lai tạo
Lời giải chi tiết
Cây dâu tằm tứ bội có thể được hình thành nhờ quá trình đa bội hoá cây dâu tằm lưỡng bội. Ví dụ: Sử dụng Colchichin để tử bội hoá giống dâu tằm lưỡng bội thành giống dâu tằm tứ bội.
Có thể sử dụng phương pháp nhân giống vô tính hoặc hữu tính để nhân giống. Vì phương pháp nhân giống vô tính sử dụng cơ quan sinh dưỡng (ví dụ: cành) nên bộ nhiễm sắc thể được giữ nguyên so với cây mẹ. Cây tứ bội có khả năng tạo giao tử bình thường nên có khả năng sinh sản hữu tính.