Câu hỏi: Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao? (Bài Mẹ - Ngữ văn 7)
Lời giải:
Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, hình ảnh miếng cau khô - “khô gầy như mẹ” để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Bởi lẽ, miếng cau khô là hình ảnh cho sự gầy guộc. So sánh miếng cau khô với người mẹ để thấy được sự vất vả, hi sinh của mẹ. Trước khi trở thành miếng cau khô thì miếng cau đó đã xanh mơn mởn, ngọt ngào đến bao nhiêu. Mẹ cũng vậy. Mẹ đánh đổi tuổi xuân, thời gian để nuôi dưỡng người con. Bao giờ cũng thế, mẹ là người vĩ đại, cao cả nhất, là tấm gương để không chỉ người con trong bài mà tất cả người con trên thế giới này, phải đồng cảm, thương yêu và trân trọng mẹ.
>>>Xem trọn bộ: Bài Mẹ SGK 7 trang 44, 45, 46 - Văn Cánh diều
Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Mẹ
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến khái quát về văn bản.
Thân bài:
* Phân tích về nội dung:
- Nhan đề "Mẹ":
+ Không chỉ là cách gọi đơn thuần.
+ Diễn tả tình cảm sâu nặng của người con đối với mẹ và ngược lại.
- Hình ảnh đối lập giữa cây cau và mẹ già (2 khổ thơ đầu).
+ Cây cau: "vẫn thẳng", "ngọn xanh rờn", "ngày càng cao", "gần với giời".
+ Mẹ: lưng đã còng, "đầu bạc trắng", "ngày một thấp, "gần đất".
- Cảm xúc của người con khi chứng kiến mẹ ngày một già yếu (3 khổ thơ sau):
+ Kí ức ngày còn nhỏ khi ở bên mẹ và hiện tại: ngày xưa cau bổ từ, giờ bổ tám "mẹ còn ngại to".
+ Người con không cầm được nước mắt khi thấy mẹ đã già và tự hỏi bản thân "sao mẹ ta già".
* Phân tích về nghệ thuật:
+ Thể thơ bốn chữ ngắn gọn.
+ Phép đối.
+ Hình ảnh thơ trong sáng, bình dị.
+ Ngôn từ tinh tế.
Kết bài:
- Khái quát và khẳng định giá trị của tác phẩm.