Câu hỏi: Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ
Lời giải:
- Bài thơ “Mẹ” là lời của người con.
- Người con bộc lộ sự xót xa, buồn bã khi theo thời gian, mẹ ngày càng già đi.
- Cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ: cũng như người con trong bài thơ, em cảm nhận được sự thay đổi theo năm tháng của mẹ và cảm thấy thương xót.
>>>Xem trọn bộ: Bài Mẹ SGK 7 trang 44, 45, 46 - Văn Cánh diều
Cuộc đời nhà thơ Đỗ Trung Lai
Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã xuất bản hơn 15 tác phẩm, trong đó dịch và chú thơ Đường có bộ ba: "Lý Bạch
- Những bài Đường thi nổi tiếng"; "Đỗ Phủ - Những bài Đường thi nổi tiếng"; "Bạch Cư Dị - Những bài Đường thi nổi tiếng". Về thơ cổ điển Việt Nam, ông dịch và chú "Trúc Lâm tam tổ thi - Thơ của ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm". Cứ tưởng ông “cổ điển”, nhưng ông rất mê bóng đá hiện đại, thường viết bình luận bóng đá cho nhiều báo.
Một trong những vấn đề ấy là “Nếu trái đất thiếu trẻ con”. Đây cũng là tên bài thơ của Đỗ Trung Lai được đưa đưa vào sách Tiếng Việt 5 (tập 2), bộ giáo khoa tiểu học hiện hành.
Nhà thơ Đỗ Trung Lai cho biết, năm 1983 ông là phóng viên báo Quân đội nhân dân, được tham dự Liên hoan Hữu nghị Thanh niên Việt - Xô ở TP.HCM. Trong liên hoan này ông có dịp cùng Leonid Popov, phi công vũ trụ 2 lần được phong anh hùng Liên Xô, xem triển lãm tranh vẽ của thiếu nhi TP.HCM bày trong Cung Thiếu nhi. Ông viết thành thơ chuyện 2 người lớn khám phá vẻ đẹp của các bức tranh trẻ con.
Suy nghĩ về nghề văn thơ Đỗ Trung Lai từng cho rằng: “Họ tên khai sinh của tôi là Đỗ Trung Lai. Tôi dùng nó làm bút danh của mình. Chắc là khi đặt nó cho tôi, cha mẹ tôi cũng muốn tôi chịu trách nhiệm về nó. Vả lại, làm thơ rõ ràng không phải là một hoạt động bí mật. Vả lại, tôi không thể bắt một cái tên nào khác chịu trách nhiệm về những câu thơ tôi viết.
Cũng như cây cúc không bao giờ phải chịu trách nhiệm về việc những bông hồng đẹp hay xấu. Mặc dù là hội viên ngành thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, tôi không bao giờ coi mình là nhà thơ chuyên nghiệp. Vì theo tôi, làm thơ không phải là một nghề, với cái nghĩa là có thể đào tạo những người thợ của nó.
Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Mẹ
Một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ phải kể đến “Mẹ” của Đỗ Trung Lai. Khi đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được đây là lời của người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Tác giả đã sử dụng hình ảnh cây cau vốn gần gũi và quen thuộc, để bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng già đi. Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”, “Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng” đã gợi ra sự liên tưởng về tuổi già của mẹ. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ” cho thấy sự già nua héo hắt của người mẹ. Trước hiện thực khắc nghiệt đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Con nâng trên tay/Không cầm được lệ” - đó là nỗi đau đớn, xót xa. Tất cả được dồn nén để rồi người con tự hỏi chính mình: “Ngẩng đầu hỏi giờ/Sao mẹ ta già?”. Câu hỏi không nhận được lời đáp. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện một niềm xót xa, tiếc nuối. Qua bài thơ, người đọc cũng hiểu được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.