logo

Trong một chỉnh thể hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau triết học gọi là

Câu hỏi: Trong một chỉnh thể hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau triết học gọi là:

A. Mâu thuẫn.

B. Xung đột.

C. Phát triển.

D. Vận động.

Lời giải:

Đáp án A. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là mâu thuẫn.

Trong một chỉnh thể hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau triết học gọi là

Cùng Top lời giải ôn lại kiến thức liên quan nhé!


1. Thế nào là mâu thuẫn?

Theo triết học Mac – Lê nin: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.

 Mặt đối lập của mâu thuẫn

- Mặt đối lập của mâu thuẫn: Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.

- Mặt đối lập của mâu thuẫn còn gọi là mặt đối lập biện chứng, là những mặt đối lập ràng buộc, thống nhất và đấu tranh với nhau trong mâu thuẫn, chứ không phải là những mặt đối lập bất kì giữa sự vật, hiện tượng với sự vật, hiện tượng kia…

Sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, là tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.


2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

a/ Giải quyết mâu thuẫn

Bất cứ sự vật nào cũng chứa đựng mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết, thì sự vật và hiện tượng chứa đựng nó cũng chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.

=> Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.

b/ Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng chiến tranh

Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không phải bằng còn đường điều hòa mâu thuẫn.

c/ Bài học thực tiễn

- Giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng, phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.

- Phân tích mối quan hệ giữa các mặt đối lập, điểm mạnh, yếu của từng mặt.

- Biết phân biệt đúng sai, tiến bộ, lạc hậu.

- Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách

- Biết thực hiện phê bình và tự phê bình.

- Tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.


3. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng nào?

  1. Khác nhau.
  2. Trái ngược nhau.
  3. Giống nhau.
  4. Tách biệt nhau.

Câu 2: Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn tạo thành bởi hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau ở

  1. Trong cùng một chỉnh thể.
  2. Các sự vật, hiện tượng khác nhau.
  3. Hai sự vật, hiện tượng đối lập.
  4. Bất kì sự vật hiện tượng nào.

Câu 3: Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau được gọi là

  1. Mặt trái ngược của mâu thuẫn.
  2. Mặt đối lập của mâu thuẫn.
  3. Mặc khác biệt của mâu thuẫn.
  4. Mặt thống nhất của mâu thuẫn.

Câu 4: Trong mỗi mâu thuẫn, để tạo thành sự thống nhất giữa các mặt đối lập, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau,

  1. Giúp nhau phát triển.
  2. Cùng phau phát triển.
  3. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.
  4. Làm động lực phát triển cho nhau.

Câu 5: Hai mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau là nội dung khái niệm

  1. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
  2. Quá trình chiến tranh giữa các mặt đối lập.
  3. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
  4. Quá trình đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 6: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới tạo nên

  1. Sự vận động trong xã hội.
  2. Sự phát triển vô tận của thế giới khách quan.
  3. Sự phát triển của giới thự nhiên.
  4. Sự thay đổi trong tư duy con người.

Câu 7: Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

  1. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến
  2. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng
  3. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran
  4. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai

Câu 8: Sự vật hiện tượng nào dưới đây được coi là hai mặt đối lập của mâu thuẫn

  1. Cao và thấp.
  2. Tròn và méo
  3. Dài và ngắn.
  4. Đồng hoá và dị hoá trong tế bào B

Câu 9: Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?

  1. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.
  2. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ
  3. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
  4. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 10: Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh giữa các mặt đối lập” .Câu nói đó bàn về vấn đề gì?

  1. Hình thức của phát triển.
  2. Nội dung của sự phát triển.
  3. Điều kiện của sự phát triển.
  4. Nguyên nhân của sự phát triển.
icon-date
Xuất bản : 03/12/2021 - Cập nhật : 04/12/2021