Câu hỏi: Những tri thức về toán học đều bắt nguồn từ:
A. Thực tiễn
B. Kinh nghiệm
C. Thói quen
D. Hành vi
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Thực tiễn
Những tri thức về toán học đều bắt nguồn từ thực tiễn
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thực tiễn và nhận thức nhé.
- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Các hình thức biểu hiện:
+ Hoạt động sản xuất vật chất.
+ Hoạt động chính trị – xã hội
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học.
→ Hình thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản chất.
Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
- Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn.
- Quá trình nhận thức của con người gồm hai giai đoạn:
+ Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.
Ví dụ: khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị giác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta biết muối không có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn.
+ Ưu điểm: Độ tin cậy cao
+ Nhược điểm: Kết quả nhận thức chưa sâu sắc, chưa toàn diện.
+ Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
Ví dụ: Nhờ phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể và công thức hóa học của muối
+ Ưu điểm: Kết quả nhận thức sâu sắc, toàn diện.
+ Nhược điểm: nếu không dựa trên nhận thức cảm tính chính xác thì độ tin cậy không cao.
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Mọi hiểu biết của con người đều trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn. Nhờ có tiếp xúc, tác động vào sự vật, hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất, quy luật của chúng.
- Nhờ quá trình hoạt động thực tiễn, con người phát triển và hoàn thiện các giác quan của mình, nhờ đó nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí
Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai làm của chúng, đồng thời bổ sung, hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.
Thực tiễn là động lực của nhận thức
Thực tiễn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức và tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy nhận thức phát triển.
=> Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra kết quả của nhận thức.
Câu 1: Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội?
- Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.
- Học đi đôi với hành: Nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Câu tục ngữ mang ý nghĩa:
- Tri thức là vô hạn, con người phải không ngừng học hỏi để tiếp thu những kiến thức mới nhằm hoàn thiện bản thân.
- Việc học hỏi không chỉ dừng lại ở sách vở mà phải học hỏi trong cuộc sống, thông qua giao tiếp, trải nghiệm thực tế ở bên ngoài xã hội để từ đó mang lại tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng,...
- Mỗi cá nhân cần luôn chú trọng đến việc ra ngoài hoạt động, mở rộng mối quan hệ giao tiếp, thăm thú các nơi để trải nghiệm để tăng sự hiểu biết, chắt lọc những gì tinh túy nhất để từ đó trở thành người hoàn thiện hơn.