Câu hỏi: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc:
A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng
B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng
C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng
D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng
Lời giải:
Đáp án đúng: A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng
Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng.
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về nhận thức nhé.
Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng
+ Nhận thức cảm tính: là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.
Ví dụ: khi muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt (thị giác) sẽ cho ta biết muối có màu trắng, dạng tinh thể; mũi (khướu giác) cho ta biết muối không có mùi; lưỡi (vị giác) cho ta biết muối có vị mặn.
+ Ưu điểm: Độ tin cậy cao
+ Nhược điểm: Kết quả nhận thức chưa sâu sắc, chưa toàn diện.
+ Nhận thức lý tính: là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
Ví dụ: Nhờ phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể và công thức hóa học của muối
+ Ưu điểm: Kết quả nhận thức sâu sắc, toàn diện.
+ Nhược điểm: nếu không dựa trên nhận thức cảm tính chính xác thì độ tin cậy không cao.
- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
+ Giai đoạn nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính.
+ Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao hơn, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng sâu sắc và toàn diện hơn.
Bản chất của nhận thức là những thuộc tính, đặc tính vốn có bên trong của nhận thức. Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin thì bản chất của nhận thức được dựa trên các nguyên tắc sau:
- Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người.
- Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc không có cái gì là không thể biết.
- Ba là, trong quá trình nhận thức, sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo.
- Bốn là, thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức.
Nhận thức có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của con người. Nhận thức giúp con người hiểu được cái riêng, cái chung, hiểu được hiện tượng và bản chất của sự vật, sự việc. Nhờ nhận thức mà con người biết được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất của sự vật, hiện tượng.
Ngoài ra, nhận thức còn cung cấp cho con người một lượng lớn tri thức cũng như tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. Con người dần hiểu được các nguyên lý, định nghĩa và khái niệm trong thế giới quan của mình. Từ những điều này cùng khái niệm nhận thức là gì ta hiểu được nhận thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại của mỗi người.
Câu 1: Nhận thức có hai giai đoạn, đó là:
A. nhận thức bên trong và nhận thức bên ngoài.
B. nhận thức khách quan và nhận thức chủ quan.
C. nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
D. nhận thức đơn giản và nhận thức phức tạp.
Đáp án: C
Nhận thức có hai giai đoạn, đó là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Câu 2: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, nói về:
A. Bản chất. B. Hiện tượng.
C. Thực tiễn. D. Nhận thức.
Đáp án: D
Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, nói về Nhận thức
Câu 3: Hoạt động thực tiễn có các hình thức cơ bản là:
A. hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị – xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học.
B. hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị – xã hội, hoạt động nghiên cứu khoa học.
C. hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động văn hóa – xã hội, hoạt động nghiên cứu khoa học.
D. hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động tư tưởng – văn hóa, hoạt động nghiên cứu khoa học.
Đáp án: A
Hoạt động thực tiễn có các hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị – xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học.
Câu 5: Câu nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông” nói về:
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Đáp án: C
Câu nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông” nói về Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
Câu 6: Nhờ có sự quan sát, tiếp xúc, tác động vào các sự vật, hiện tượng, từ đó con người đã hình thành nên được những tri thức về sự vật, hiện tượng nói về:
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Đáp án: A
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.