logo

Trình bày ý nghĩa, nội dung, điều kiện thực hiện của nguyên tắc xã hội hóa giáo dục mầm non

Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa, nội dung, điều kiện thực hiện của nguyên tắc xã hội hóa giáo dục mầm non.

Trả lời:

* Ý nghĩa: Sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, nhà trường và cộng đồng là một phấn của chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Xã hội hóa giáo dục mầm non là một điều cần thiết. Xã hội hóa là một xu hướng tất yếu và cần thiết trong thực tiễn GD trẻ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 

* Nội dung: Quan điểm xã hội hóa đối với giáo dục mầm non thể hiện mối quan hệ hợp tác và sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội nhằm phát huy tiềm năng của các lực lượng này trong công tác giáo dục mầm non.

* Thực hiện và vận dụng:

- Đẩy mạng sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội trong giáo dục mầm non

- Sự đa dạng của gia đình và cộng đồng phải là một phần của chương trình giáo dục trẻ.

- Chương trình giáo dục trẻ xây dựng trên cơ sở vốn kiến thức và kinh nghiệm của trẻ, của gia đình, xã hội, đảm bảo sự linh hoạt thích ứng với những nhu cầu và điều kiện khác nhau

- Chương trình giáo dục phải đa dạng hóa để phù hợp với từng loại hình giáo dục mầm non như công lập, dân lập, tư thục…

- Nội dung giáo dục mầm non phải đa dạng, phù hợp với nhu cầu xã hội của cộng đồng

Trình bày ý nghĩa, nội dung, điều kiện thực hiện của nguyên tắc xã hội hóa giáo dục mầm non

* Liên hệ thực tiễn:

- Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục:

+ Khai thác và huy động mọi lực lượng xã hội, từ tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các doanh nghiệp, đơn vị đóng trân trên địa bàn, các tổ chức xã hội, Hội từ thiện, Hội cha mẹ học sinh đến các cá nhân tham gia việc xây dựng môi trường giáo dục. 

+ Tuyên truyền, khơi dậy truyền thống hiếu học của dân tộc, của làng bản và của mỗi dòng họ trong học tập của con cái. Làm cho mỗi người thấy được trách nhiệm của mình trước con cái.

+ Vận động mọi gia đình tạo điều kiện cho con đến trường, chăm lo chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà và đóng góp trong điều kiện có thể có để xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường.

- Huy động xã hội tham gia vào quá trình cơ sở giáo dục trẻ:

+ Vận động các lực lượng xã hội tham gia giúp đỡ các hoạt động trong nhà trường;

+ Dọn vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, xây dựng bồn hoa vườn trường; tham gia các hoạt động ngày lễ ngày hội trong trường mầm non, các Hội thi tuyên truyền của ngành học; sưu tầm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho CSGD trẻ, mời phụ huynh tham gia dự giờ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. 

+ Thực hiện nhiệm vụ phổ cập trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một phổ thông. Qua đó để phụ huynh hiểu rõ hơn về ngành học mầm non.

- Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào qua trình đa dạng hoá các loại hình trường lớp.

- Tham mưu với Chính quyền địa phương, tuyên truyền cho các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân thành lập các nhóm lớp mầm non dân lập, tư thục trên địa bàn phường. Bởi các cơ sở giáo dục mầm non, dân lập và tư thục sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn.. Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục:

- Nhà trường đã huy động các lực lượng xã hội , hội phụ huynh học sinh đóng góp nhân lực, vật lực để xây dựng cơ sở trường lớp, tăng cường trang thiết bị cho nhà trường, giúp đỡ học sinh gia đình nghèo, học sinh con em gia đình thuộc diện chính sách gặp khó khăn, học sinh con em dân tộc thiểu số, khuyến khích khen thưởng học sinh giỏi. học sinh nghèo vượt khó.

- Vận động các lực lượng xã hội, các đoàn thể, phụ huynh đưa con em trong độ tuổi ra lớp, chống bỏ học, duy trì sĩ số.. Huy động phần đất dành cho việc xây dựng trường, lớp. 

icon-date
Xuất bản : 20/06/2022 - Cập nhật : 29/06/2022