logo

Trình bày nội dung cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN

Câu hỏi: Trình bày nội dung cơ bản của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN.

Trả lời:


1. Nội dung chính trị của liên minh:

Liên minh công- nông- trí thức trên lĩnh vực chính trị cần thể hiện ở những điểm sau đây:

- Một là: mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản nhất của GCCN, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và của cả dân tộc ta là: Độc lập dân tộc và CNXH. Nhưng để đạt được mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản đó khi thực hiện liên minh lại không thể dung hòa lập trường chính trị của 3 giai tầng mà phải trên lập trường tư tưởng chính trị của GCCN. Bởi vì, chỉ có phấn đấu thực hiện mục tiêu lý tưởng của GCCN thì mới thực hiện được đồng thời cả nhu cầu lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân, trí thức và của dân tộc là lập dân tộc và CNXH.

- Hai là: Khối liên minh chiến lược này phải đo Đảng của GCCN lãnh đạo thì mới có đường lối chủ trương đúng đắn để thực hiện liên minh, thực hiện quá trình giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng CNXH thành công. Do đó, Đảng Cộng sản từ trung ương đến cơ sở phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để lãnh đạo khối liên minh và lãnh đạo xã hội là vấn đề có ý nghĩa như 1 nguyên tắc về chính trị của liên minh. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, liên minh công- nông- trí thức ở nước ta còn làm nòng cốt cho liên minh chính trị rộng lớn nhất là Mặt trận Tổ quốc, là cơ sở để xây dựng nền dân chủ XHCN, đồng thời là nền tảng cho nhà nước XHCN ngày càng được củng cố lớn mạnh để bảo vệ tổ chức và xây dựng CNXH.

- Ba là: nội dung chính trị của liên minh không tách rời nội dung, phương thức đổi mới hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước. Dưới góc độ của liên minh, cần cụ thể hóa việc đổi mới về nội dung tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị trong GCCN, nông dân và trí thức. Nội dung chính trị cấp thiết nhất hiện nay là triển khai thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, nhất là ở nông thôn.


2. Nội dung kinh tế của liên minh:

Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ. Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta trong thời kỳ quá độ được cụ thể hóa ở những điểm sau đây:

- Phải xác định đúng thực trạng, tiềm năng kinh tế của cả nước và của sự hợp tác quốc tế, từ đó mà xác định đúng cơ cấu kinh tế gắn liền với những nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân, trí thức và của toàn xã hội. Đảng ta xác định cơ cấu kinh tế chung của nước ta là “Công- nông nghiệp- dịch vụ”. Trong điều kiện hiện nay, Đảng ta còn xác định “Từng bước phát triển kinh tế tri thức, từ đó ma tăng cường liên minh công- nông- trí thức”

- Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu… trong sản xuất, lưu thông phân phối giữa công nhân, nông dân, trí thức; giữa các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác; giữa các địa bàn, vùng, miền dân cư trong cả nước, giữa nước ta và các nước khác.

- Từng bước hình thành QHSX XHCN trong quá trình thực hiện liên minh. Việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải được thể hiện qua việc đa dạng và đổi mới các hình thức hợp tác kinh tế, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình, trang trại, dịch vụ ở nông thôn. Trong quá trình hình thành QHSX phải trên cơ sở công hữu hóa các TLSX chủ yếu, kinh tế nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo, cùng kinh tế tập thể làm nền tảng cho nền kinh tế cả nước, theo định hướng XHCN.

- Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của Nhà nước. Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh. Vai trò của Nhà nước đối với nông dân thể hiện qua chính sách khuyến nông, các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế Nhà nước, Nhà nước có những chính sách hợp lý thể hiện quan hệ của mình với nông dân, tạo điều kiện cho liên minh phát triển. Nông nghiệp và nông thôn không chỉ là một ngành kinh tế, một khu vực kinh tế mà còn là một lĩnh vực mang ý nghĩa sinh thái xã hội.

Đối với tri thức, Nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính sách có liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, về bản quyền tác giả, về báo chí, xuất bản, về văn học nghệ thuật… Hướng các hoạt động của trí thức vào việc phục vụ công- nông, gắn với cơ sở sản xuất và đời sống toàn xã hội.


3. Nội dung văn hóa, xã hội của liên minh:

Liên minh về văn hóa, xã hội thể hiện qua các nội dung cụ thể sau đây:

- Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nội dung xã hội mang ý nghĩa kinh tế và chính trị cấp thiết trước mắt của liên minh là tạo nhiều việc làm có hiệu quả, đồng thời kết hợp các giải pháp cứu trợ, hỗ trợ để xóa đói, giảm nghèo cho công nhân, nông dân và trí thức.

- Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ xã hội trong công nhân, nông dân, trí thức cũng là nội dung xã hội cần thiết, đồng thời còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống… cho toàn xã hội và thế hệ mai sau.

- Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản, lâu dài. Trước mắt tập trung vào việc củng cố thành tựu xóa mù chữ, trước hết là đối với nông dân, nhất là ở miền núi. Nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Khắc phục các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu, các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học công nghệ với quy hoạch phát triển nông thôn, đô thị hóa, công nghiệp hóa nông thôn với kết cấu hạ tầng ngày càng thuận lợi và hiện đại.Xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, các công trình phúc lợi công cộng 1 cách tương xứng, hợp lý ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Có như vậy, nội dung liên minh mới toàn diện và đạt mục tiêu của định hướng XHCN và mới làm cho công- nông- trí thức cũng như các vùng, miền, dân tộc xích lại gần nhau trên thực tế.

icon-date
Xuất bản : 06/10/2021 - Cập nhật : 06/10/2021