logo

Phân tích nguồn gốc, bản chất và tính chất của tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại theo chiều dài lịch sử xã hội loài người. Tôn giáo ra đời ngay từ khi con người còn ở chốn hoang sơ, đây là một nhu cầu của tin đồ và những người theo tôn giáo. Đó là một nhu cầu có tính cộng đồng, dân tộc, khu vực và toàn nhân loại. Cùng Toploigiai Phân tích nguồn gốc, bản chất và tính chất của Tôn giáo để hiểu rõ hơn về Tôn giáo nhé!


Nguồn gốc của tôn giáo

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo có nguồn gốc từ 3 yếu tố: Tâm lí, Nhận thức, Kinh tế - xã hội

* Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo:

Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa nhứn sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng.

Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác … tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thành hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.

Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức, bóc lột về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của

* Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo:

Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình còn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến tôn giáo.

Sự nhận thức của con người khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thành hóa đối tượng.

* Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo:

Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc sinh ra tôn giáo. Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo”. Lênin cũng cho rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản …. sự phá sản “đột ngột” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong …, dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.

Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi được thể hiện qua tôn giáo.

Phân tích nguồn gốc, bản chất và tính chất của tôn giáo

Bản chất của tôn giáo

- Tôn giáo mang bản chất một hình thái ý thức xã hội, phản ảnh hư ảo hiện thực khách quan thông qua các biểu tượng siêu nhiên và niềm tin.

- Tôn giáo là hiện tượng văn hóa – xã hội do cong duổi sáng tạo ra hay nói cách khác đó là sản phẩm của con người phản ánh sự yếu thể, bất lực, bế tắc trước tự nhiên, xã hội và trước các thế lực trong đời sống.

- Tôn giáo là một thực thể xã hội - các tôn giáo, ví dụ:

+ Công giáo

+ Tin lành Phật giáo

- Người theo tôn giáo có niềm tin sâu sắc về siêu nhiên tôn thờ thần linh, có hệ thống học thuyết, thế giới quan, nhân sinh, đạo đức và các lễ nghi của tôn giáo, có tổ chức nhân sự, quản lý điều hành đạo; có hệ thống tin đồ đông đảo.

- Đối với phương diện thế giới quan: Các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, là thế giới quan khác biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mac-Lenin. Những người cộng sản có thể kết hợp với những người có tín ngưỡng tôn giáo cùng nhau xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, đây là xã hội mà quần chúng tin đỗ mơ ước phản ánh qua một số tôn giáo.


Tính chất của tôn giáo

* Tính lịch sử của tôn giáo:

- Tôn giáo được con người sáng tạo ra, nó tồn tại lâu dài nhưng chỉ mang tính chất một phạm trù lịch sử. Khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ nhất định tôn giáo sẽ xuất hiện.

- Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng thay đổi: Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử. Bước qua mỗi giai đoạn lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị - xã hội của thời đại đó. 

=> Tôn giáo sẽ không còn khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được chính bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người.

* Tính quần chúng của tôn giáo:

- Tôn giáo là một nơi sinh hoặt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Hiện nay, số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ dân số khá cao trên thế giới. (Trên thế giới hiện đang có khoảng 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo).

- Tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo hướng thiện đến mọi người: Mặc dù tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, nhưng bên cạnh đó nó phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bát ái… Bởi vậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo.

* Tính chính trị của tôn giáo

- Khi xã hội đã phân chi giai cấp tính chính trị của tôn giáo xuất hiện, nhờ tính chính trị này mà các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.

- Trong nội bộ tôn giáo, các cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị. Những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường sẽ là một bộ phận của đấu tranh giai cấp.

- Tôn giáo hiện nay đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp không chỉ ở quốc gia mà còn cả phạm vi trên thế giới. 

- Sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. 

- Đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tinh thần nhưng trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị – xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.

icon-date
Xuất bản : 07/10/2021 - Cập nhật : 11/09/2023