Kiến thức về mối quan hệ giữa phân bón với năng suất cây trồng và môi trường giúp các bạn học tốt môn sinh học.
Để cây trồng có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí:
+ Đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng
+ Đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng
+ Phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây (bón lót, bón thúc) cũng như điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ.
Mối quan hệ giữa phân bón với năng suất cây trồng được biểu hiện ở những đặc điểm sau:
+ Nếu bón thiếu nhu cầu của cây → cây sinh triển, phát triển yếu ⇒ Năng suất thấp.
+ Nếu bón phân hợp lí, với liều lượng tối ưu tùy giống và loài cây → Cây sinh trưởng, phát triển tốt ⇒ Năng suất cao, hiệu quả phân bón cao.
+ Nếu bón phân cao quá mức cần thiết → gây độc hại đối với cây, gây ô nhiễm nông phẩm ⇒ Năng suất giảm hoặc cây có thể chết.
Khi lượng phân bón vượt quá mức tối ưu, cây sẽ không hấp thụ hết. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu tính chất lí hóa của đất. Dư lượng phân bón sẽ bị nước mưa cuốn xuống các thủy vực gây ô nhiễm môi trường nước. Làm đe dọa sức khỏe của con người và sinh vật sử dụng nông phẩm ô nhiễm này; hiệu quả phân bón thấp vì chi phí đầu vào cao.
Việc sử dụng quá nhiều phân bón dẫn đến thiếu oxy trong nước. Do trong phân bón chứa các chất bao gồm nitrat và phốt pho vào hồ và mương máng,…do mưa và nước thải. những chất này làm tăng sự phát triển quá mức của tảo trong các vùng nước từ đó làm giảm mức độ oxy trong thủy sinh. Sự thiếu thốn oxy dẫn đến cái chết hàng loạt của cá, tôm, cua và các loài động vật, thực vật thủy sinh khác và nguồn nước ngầm. Việc sử dụng quá nhiều phân bón cũng sẽ gây ra tình trạng tích lũy nitrat trong lương thực và thực phẩm.
Phân bón bao gồm các chất và hóa chất như metan, carbon dioxide, ammoniac, nito dẫn đến tăng lượng khí nhà kính trong môi trường. Thực tế đã chỉ ra rằng nito oxit là một sản phậm phụ của nito, là khí nhà kính quan trọng thứ ba sau carbon dioxide, metan. Nó phá hủy tầng ozon bảo vệ trái đất khỏi các tia cực tím có hại của mặt trời.
Việc sử dụng phân bón cũng làm tăng lượng ammoniac không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do quá trình nitrat hóa phần N dư hoặc bón không đúng chỗ.