Trên thị trường tiền tệ người ta mua bán tín phiếu kho bạc. Thị trường tiền tệ là thị trường mà tất cả mọi người trên thế giới có thể trao đổi, mua bán,… các loại ngoại tệ khác nhau trên thế giới
A. Các loại cổ phiếu
B. Trái phiếu kho bạc
C. Tín phiếu kho bạc
D. Cả A, B và C
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Tín phiếu kho bạc
Trên thị trường tiền tệ người ta mua bán tín phiếu kho bạc
Thị trường tiền tệ là thị trường mà tất cả mọi người trên thế giới có thể trao đổi, mua bán,… các loại ngoại tệ khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, các bạn có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Ở đâu có sự trao đổi, mua bán và giao dịch ngoại tệ thì ở đó chính là thị trường tiền tệ.
Đây là thị trường lớn nhất trên thế giới, hoạt động 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần được các chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư và người tiêu thụ mua bán dẫn đến một dòng tiền lớn được trao tay liên tục.
Trong thị trường tiền tệ, các loại thị trường bao gồm:
– Thị trường tiền gửi
– Thị trường tín dụng
– Thị trường liên ngân hàng
– Thị trường mở
– Thị trường trái phiếu kho bạc
Thị trường tiền tệ có chức năng là:
- Huy động vốn, đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn của nhà đầu tư.
- Giúp các nhà đầu tư có cơ hội đầu tư mua bán giao dịch tiền tệ để phát triển tài chính.
- Tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính của đất nước thông qua đầu tư chứng khoán, tài chính, tiền tệ.
- Tạo điều kiện lưu thanh toán quốc tế và lưu thông hàng hóa trên thế giới một cách dễ dàng.
- Thị trường tiền tệ tồn tại trong các phòng giao dịch, trong các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương trên thế giới.
- Thị trường này có tính toàn cầu hóa cho nên hình thức giao dịch của nó thông qua mạng là chính.
- Thị trường tiền tệ không có quy định, không bị giám sát của bất kỳ những cơ quan, tổ chức nào.
- Đóng vai trò trung gian tài chính giữa người vay và người cho vay là các ngân hàng thương mại.
- Các công cụ của thị trường tiền tệ có tính thanh khoản cao, cung cấp lợi tức tiết kiệm cho các nhà đầu tư.
Xem thêm:
>>> Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường
a) Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills)
Đây là loại chứng khoán nợ ngắn hạn do Nhà nước phát hành nhằm mục đích điều hòa lưu thông tiền tệ, hỗ trợ cho việc cân đối thu chi ngân sách, bù đắp những thiếu hụt tạm thời hoặc mục đích chống lạm phát hay khuyến khích phát triển sản xuất. Đặc điểm của loại chứng khoán ngắn hạn là thời gian đáo hạn dưới một năm, lãi và vốn được trả một lần khi đáo hạn.
b) Các khoản vay liên ngân hàng
Theo quy định của ngân hàng trung ương, các tổ chức nhận tiền gửi phải có một tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đáp ứng nhu cầu rút tiền của những người gửi tiền. Một số tổ chức có thể thừa dự trữ, một số khác lại thiếu.
Các tổ chức nhận tiền gửi có thể mua bán các khoản dự trữ này trên thị trường liên ngân hàng, bằng cách này có thể tối thiểu hóa được lượng tài sản có tính thanh khoản cao nhưng khả năng sinh lời thấp, như tín phiếu kho bạc.
c) Giấy chấp nhận thanh toán của ngân hàng
Đây là giấy bảo đảm rằng một ngân hàng sẽ thanh toán vô điều kiện số tiền mà các nhà nhập khẩu còn thiếu các nhà xuất khẩu. Đến ngày đáo hạn nhà nhập khẩu sẽ trả cho ngân hàng số tiền ghi trên giấy cộng với một khoản phí.
Nhà xuất khẩu không nhất thiết phải giữ giấy này cho tới khi đáo hạn mà có thể bán đi với giá chiết khấu để thu tiền trước. Lãi suất của công cụ này tương đối thấp do tính an toàn cao.
d) Kỳ phiếu thương mại
Kỳ phiếu thương mại sẽ do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát hành, dùng thay thế cho giấy nợ trả cho các đơn vị hoặc cá nhân cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho doanh nghiệp. Trong thương phiếu có quy định thời hạn trả nợ và lãi suất đến kỳ hạn sẽ được đơn vị trả cả vốn lẫn lãi.
e) Kỳ phiếu ngân hàng, Tín phiếu công ty tài chính, Chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm
Đây là các loại chứng khoán ngắn hạn thường từ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng đến 12 tháng, được ngân hàng thương mại và công ty tài chính phát hành nhằm huy động vốn, rồi dùng vốn đó cho vay (chủ yếu là ngắn hạn).
Nhìn vào quá trình phát triển thì ta có thể thấy thị trường tiền tệ biểu hiện mối quan hệ điều tiết vốn giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Nơi mà mọi người có thể trao đổi, mua bán, đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính của đất nước.