logo

Ai là người viết tác phẩm tự chỉ trích

icon_facebook

Nguyễn Văn Cừ là người viết tác phẩm tự chỉ trích. Ông đã hoàn thành bản thảo tác phẩm “Tự chỉ trích” vào khoảng tháng 6/1939. Sau đó, ông đưa cho các đồng chí: Tô Hiệu, Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai... đọc và tham gia ý kiến. 


Câu hỏi: Ai là người viết tác phẩm tự chỉ trích

A. Nguyễn Văn Cừ

B. Lê Hồng Phong

C. Hà Huy Tập

D. Phan Đăng Lưu

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Nguyễn Văn Cừ

Nguyễn Văn Cừ là người viết tác phẩm tự chỉ trích


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, với bút danh Trí Cường, Tồng Bí thư đã hoàn thành bản thảo tác phẩm “Tự chỉ trích” vào khoảng tháng 6/1939. Sau đó, ông đưa cho các đồng chí: Tô Hiệu, Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai... đọc và tham gia ý kiến. Tháng 7/1939, tác phẩm “Tự chỉ trích” ra mắt bạn đọc và gây tiếng vang lớn.

Ai là người viết tác phẩm tự chỉ trích

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Tác giả Nguyễn Văn Cừ

a, Đôi nét về tiểu sử của tác giả 

 Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912 (tức ngày 25 tháng 5 năm Nhâm Tý) tại làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Dòng họ Nguyễn ở Từ Sơn – Bắc Ninh là dòng họ nổi tiếng vì nhiều người học rộng, tài cao. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Văn Cừ đã bộc lộ tư chất thông minh, tính tình kiên định.

- 1927: Tham gia cách mạng từ khi còn là học sinh trường Bưởi (Hà Nội). Sau khi bị đuổi học, đồng chí về quê mở trường dạy học, liên lạc mật thiết với đồng chí Ngô Gia Tự và tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để hoạt động

- 1928: Thực hiện vô sản hóa, đồng chí ra mỏ Vàng Danh làm phu cuốc than để vừa rèn luyện mình, vừa giác ngộ công nhân

- 6/1929: Gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng

- Sau ngày 3/2/1930: Bí thư Đặc khu ủy Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hòn Gai-Uông Bí

- 12/1931: Bị thực dân Pháp bắt

- 12/1931 - 9/1936: Bị giam ở các nhà tù: Hòn Gai, Hỏa Lò và Côn Đảo

- Sau năm 1936: Tham gia các hoạt động khôi phục lại Xứ ủy Bắc Kỳ

- 9/1937: Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ 3 đến 5/9/1937), đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng

- 3/1938: Tại Hội nghị Trung ương họp tại Tân Thới Nhất, Hóc Môn (Gia Định), đồng chí được cử làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương

- 11/1939: Đồng chí là một trong những người triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương họp tại Bà Điểm (Gia Định), quyết định việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

- 18/1/1940: Bị địch bắt tại Sài Gòn

- 23/11/1940: Khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, thực dân Pháp khép đồng chí vào tội là người đã thảo ra “Nghị quyết thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương”, “Chủ trương bạo động” và là người có trách nhiệm tinh thần trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Thực dân Pháp kết án tử hình đồng chí

- 28/8/1941: Bị thực dân Pháp xử bắn tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định cùng một số đồng chí khác.

Ai là người viết tác phẩm tự chỉ trích

b, Tác phẩm chính của ông 

- Các quyền tự do dân chủ với nhân dân Đông Dương, bút danh Trí Thành, Tan -Van -Hoa Tong-Tho, Sài Gòn, 1938

- Tự chỉ trích, bút danh Trí Cường, Tập sách Dân chúng xuất bản, Sài Gòn tháng 7 năm 1939, sau in trong Văn kiện Đảng toàn tập


2. Tác phẩm “ Tự chỉ trích” 

a, Hoàn cảnh sáng tác

“Tự chỉ trích” ra đời vào tháng 7-1939, tức là vào cuối giai đoạn 1936-1939, thời kỳ gắn với phong trào dân chủ và Chính phủ Bình dân ở Pháp. Nhưng đến cuối giai đoạn này, tình hình thực tiễn trên trường quốc tế và trong nước đã có những thay đổi, đòi hỏi cần có sự chuyển hướng chiến lược và phương pháp cách mạng.

Trước khi vào Nam chỉ đạo và chuẩn bị Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng tạm lánh ở gác xép trên sân thượng của Nhà băng Đông Dương (nay là Trụ sở của Ngân hàng quốc gia Việt Nam). Tại đây, đồng chí viết cuốn Tự chỉ trích với bút danh Trí Cường. Nhà xuất bản Dân chúng phát hành cuốn sách này vào ngày 20/7/1939 tại Hà Nội.

b, Nội dung tác phẩm 

 Trong tác phẩm, nổi bật nhất là tinh thần tự phê bình và phê bình, nhằm làm cho Đảng ta thống nhất về tư tưởng và hành động, thật sự trong sạch, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Nội dung đấu tranh phê bình và tự phê bình:

 - Uốn nắn những lệch lạc trong phong trào dân chủ như chủ quan, tả khuynh, hữu khuynh, nội bộ mất đoàn kết; sai lầm trong phương thức vận động quần chúng… Những sai lầm, khuyết điểm này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới việc thực hiện các mục tiêu chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ cho rằng “Đảng có bổn phận phải phân tích xác thực hoàn cảnh, không bi quan, hoảng hốt mà cũng không đắc chí tự mãn để tìm ra những nguyên nhân thất bại và nghiên cứu phương pháp sửa chữa và tiến thủ”(5).

- Thấy rõ khuyết điểm, sai lầm để sửa chữa và phải chiến thắng những xu hướng sai lầm trong hàng ngũ Đảng như xu hướng “tả khuynh”, cô độc nó muốn làm Đảng co bé, rút hẹp bởi biệt phái, cách xa quần chúng và xu hướng thỏa hiệp, hữu khuynh, lung lay trước tình hình nghiêm trọng, nhãng quên, hoặc che lấp sự tuyên truyền của Chủ nghĩa Mác - Lênin, lăm le rời bỏ những nguyên tắc cách mệnh.

c, Giá trị lịch sử của lịch

“Tự chỉ trích” - một tác phẩm không chỉ thể hiện sự sắc sảo về chính trị, lý luận và thực tiễn để tìm ra những nguyên nhân thất bại và nghiên cứu phương pháp sửa lỗi và tiến thủ, mà còn chỉ dẫn cho chúng ta về tính đảng, tính nguyên tắc, tính kiên định cách mạng, cũng như về đạo đức trong phê bình và tự phê bình. Còn có giá trị chuẩn bị về mặt lý luận và tư tưởng cho thành công Hội  nghị  toàn  thể  Ban  Chấp  hành  Trung ương tháng 11/1939, tức là hai tháng sau chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Đây cũng là một văn kiện lịch sử của Đảng, đã uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong phong trào dân chủ, tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng.

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 16/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads