Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biêu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền tệ biến thành tư bản chỉ khi sức lao động trở thành hàng hóa.
A. Có lượng tiền tệ đủ lớn
B. Dùng tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh
C. Sức lao động trở thành hàng hoá
D. Dùng tiền để buôn bán mua rẻ, bán đắt
Trả lời:
Đáp án: C. Sức lao động trở thành hàng hoá
Hàng hóa sức lao động là kết quả của một quá trình lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Hàng hóa sức lao động được tạo thành tự bản khi xảy ra các điều kiện sau:
Người lao động được tự do sử dụng sức lao động của mình trao đổi lấy một giá trị khác. Ví như tiền hoặc một loại hàng hóa nào đó.
Bản thân người lao động không thể tự sản xuất kinh doanh. Vì vậy, họ phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sống.
Xem thêm:
Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biêu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.
Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản.
Trong lưu thông hàng hóa giản đơn thì tiền được coi là tiền thông thường, vận động theo công thức: H - T - H (hàng - tiền - hàng), nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành tiền, rồi tiền lại chuyến hóa thành hàng hóa. ơ đây tiền tệ không phải là tư bản, mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó. Người sản xuất hàng hóa bán hàng hóa của mình lây tiền tệ, rồi lại dùng tiền tệ đó để mua một hàng hóa khác phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng nhất định của mình, ơ đây tiền tệ chỉ là phương tiện để đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông. Hĩnh thức lưu thông hàng hóa này thích hợp với nền sản xuất nhỏ của những người thợ thủ công và nông dân.
Còn tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T - H - T (tiền - hàng - tiền), tức là sự chuyển hóa của tiển thành hàng hóa, rồi hàng hóa lại chuyên hóa ngược lại thành tiền.
a. Trường hợp trao đổi ngang giá: nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, về mặt giá trị sử dụng, thì cả hai bên trao đổi đều có lợi.
b. Trường hợp trao đổi không ngang giá: nếu hàng hóa được bán cao hơn giá trị, thì số lời anh ta nhận được khi là người bán cũng chính số tiền anh ta sẽ mất đi khi là người mua, rốt cuộc anh ta sẽ không được lợi thêm gì cả. Còn nếu mua hàng hóa thấp hơn giá trị, thì tình hình cũng tương tự như trên. Số lời anh ta nhận được khi là người mua sẽ mất đi khi là người bán. Giả định có một số người nhờ mánh khóe mà chuyên mua được rẻ bán đắt, thì như C. Mác nói, điều đó chỉ có thể giải thích được sự làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ không thể giải thích được sự làm giàu của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản. Bởi vì tổng số giá trị trước lúc trao đổi cũng như trong và sau khi trao đổi không thay đổi, mà chỉ có phần giá trị nằm trong tay mỗi bên trao đổi là thay đổi.
Hàng hóa sức lao động là kết quả của một quá trình lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Hàng hóa sức lao động được tạo thành khi xảy ra các điều kiện sau:
Người lao động được tự do sử dụng sức lao động của mình trao đổi lấy một giá trị khác. Ví như tiền hoặc một loại hàng hóa nào đó.
Bản thân người lao động không thể tự sản xuất kinh doanh. Vì vậy, họ phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sống.
a. Giá trị hàng hoá sức lao động
Giá trị hàng hoá sức lao động là do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.
Giá trị hàng hóa sức lao động được tạo thành sau một quá trình lao động hiệu quả. Nhằm đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động.
Sức lao động tồn tại như năng lực sống của con người. Người lao động cần tiêu hao một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Từ đó tạo ra năng lực lao động đó.
Thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt. Nhằm nuôi sống bản thân người công nhân và gia đình anh ta. Hay nói cách khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Nhằm tái sản xuất ra sức lao động.
Hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần như: Về nhu cầu văn hóa; Tinh thần và yếu tố lịch sử cũng các hoàn cảnh lịch sử mỗi quốc gia, điều kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
Tư liệu cung cấp cho người lao động để đáp ứng quá trình sản xuất lao động là cần thiết để tái sản xuất lao động, đào tạo người công nhân. Ngoài ra nó là giá trị cần thiết cho chính người lao động, gia đình và xã hội.
b Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động
Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động biểu hiện quá trình lao động của chính người công nhân.
Là quá trình tiêu dùng, sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó. Đồng thời tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là nguồn gốc sinh ra giá trị. Tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của chủ lao động.