logo

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 7 có đáp án

Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 7 (có đáp án) Câu lệnh lặp hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Tin học 8

Câu 1:Kiểu dữ liệu của biến đếm trong lệnh lặp For – do:

   A. Cùng kiểu với giá trị đầu và giá trị cuối

   B. Chỉ cần khác kiểu với giá trị đầu

   C. Cùng kiểu với các biến trong câu lệnh

   D. Không cần phải xác định kiểu dữ liệu

Đáp án: A

   Kiểu dữ liệu của biến đếm trong lệnh lặp For – do cùng kiểu với giá trị đầu và giá trị cuối. Biến đếm là biến đơn, thường là kiểu nguyên.

Câu 2:Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp biết trước?

   A. Giặt tới khi sạch

   B. Học bài cho tới khi thuộc bài

   C. Gọi điện tới khi có người nghe máy

   D. Ngày đánh răng 2 lần

Đáp án: D

   Hoạt động ngày đánh răng 2 lần là lặp với số lần lặp biết trước vì ngày nào cũng như ngày nào mình đều đánh răng 2 lần.

Câu 3:Chọn cú pháp câu lệnh lặp là:

   A. for < biến đếm > : = < giá trị đầu > to < giá trị cuối > do < câu lệnh >;

   B. for < biến đếm > := < giá trị cuối > to < giá trị đầu > do < câu lệnh >;

   C. for < biến đếm > = < giá trị đầu > to < giá trị cuối >; do < câu lệnh >;

   D. for < biến đếm > = < giá trị đầu > to < giá trị cuối > do < câu lệnh >;

Đáp án: D

   Cú pháp câu lệnh lặp:

   For<biến đếm > := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

   Trong đó: biến đếm phải là kiểu nguyên. Ban đầu sẽ có giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp biến đếm tự động tăng cho đến khi băng giá trị cuối.

Câu 4: Câu lệnh For..to..do kết thúc :

   A. Khi biến đếm nhỏ hơn giá trị cuối

   B. Khi biến đếm lớn hơn giá trị cuối

   C. Khi biến đếm nhỏ hơn giá trị đầu

   D. Khi biến đếm lớn hơn giá trị đầu

Đáp án: B

   Câu lệnh For..to..do kết thúc khi biến đếm lớn hơn giá trị cuối. Vì biến đếm chỉ có thể chạy từ giá trị đầu đến giá trị cuối.

Câu 5:Cho các câu lệnh sau hãy chỉ ra câu lệnh đúng :

   A. for i:=1 to 10; do x:=x+1;

   B. for i:=1 to 10 do x:=x+1;

   C. for i:=10 to 1 do x:=x+1;

   D. for i =10 to 1 do x:=x+1;

Đáp án: B

   Cú pháp câu lệnh lặp:

   For<biến đếm > := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

   Trong đó: biến đếm phải là kiểu nguyên. Giá trị đầu nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối.

Câu 6:Với ngôn ngữ lập trình Passcal câu lệnh lặp for i:=1 to 10 do x:=x+1; thì biến đếm i phải được khai báo là kiểu dữ liệu nào?

   A. Integer

   B. Real

   C. String

   D. Tất cả các kiểu trên đều được

Đáp án: A

   Cú pháp câu lệnh lặp:

   For<biến đếm > := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

   Trong đó: biến đếm phải là kiểu nguyên ( Integer)

Câu 7:Đoạn chương trình sau giải bài toán nào?

      For I:=1 to M do

          If (I mod 3 = 0) and (I mod 5 = 0) then

             T := T + I;

   A. Tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến M

   B. Tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến M

   C. Tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 đến M

   D. Tổng các số chia hết cho 5 trong phạm vi từ 1 đến M

Đáp án: B

   Đoạn chương trình

   For I:=1 to M do { I chạy trong phạm vi từ 1 đến M}

   If (I mod 3 = 0) and (I mod 5 = 0) then { kiểm tra I chia hết cho 3 và cho 5 không}

   T := T + I; {Cộng dồn vào tổng}

Câu 8:Xác định số vòng lặp cho bài toán: tính tổng các số nguyên từ 1 đến 100

   A. 1

   B. 100

   C. 99

   D. Tất cả đều sai

Đáp án: B

   Số vòng lặp của bài toán được tính = giá trị cuối – giá trị đầu + 1 = 100 – 1 + 1 =100 vòng.

Câu 9:Trong lệnh lặp For – do:

   A. Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối

   B. Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối

   C. Giá trị đầu phải lớn hơn giá trị cuối

   D. Giá trị đầu phải bằng giá trị cuối

Đáp án: B

   Trong lệnh lặp For – do Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối. Nếu giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối thì vòng lặp không được thực hiện.

Câu 10:Sau khi thực hiện đoạn chương trình sau:

   S:=10;

   For i:=1 to 4 do S:=S+i;

   Giá trị của biến S bằng bao nhiêu?

   A. 20

   B. 14

   C. 10

   D. 0

Đáp án: A

   Ban đầu S được gán giá trị bằng 10. Sau các vòng lặp S có giá trị là:

   Với i=1 → S= 10 + 1= 11

   Với i= 2 → S= 11 + 2 = 13

   Với i=3 → S= 13 + 3 = 16

   Với i=4 → S=16 + 4 = 20


Hệ thống kiến thức Tin học 8 Bài 7

1. Các công việc phải thực hiện

Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần.

Ví dụ:

+ Các ngày trong tuần các em đều lặp đi lặp lại hoạt động buổi sáng đến trường và buổi trưa trở về nhà

+ Các em học bài thì phải đọc đi đọc lại nhiều lần cho đến khi thuộc bài

Ví dụ số lần lặp biết trước: Các ngày trong tuần các em đều lặp đi lặp lại hoạt động buổi sáng đến trường và buổi trưa trở về nhà.

Ví dụ số lần lặp không biết trước: Trong một trận cầu lông các em lặp đi lặp lại công việc đánh cầu cho đến khi kết thúc trận cầu.

Tóm lại: Khi viết chương trình máy tính, trong nhiều trường hợp ta cũng phải viết lặp lại nhiều câu lệnh chỉ để thực hiện 1 phép tính nhất định.

2. Câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh

Ví dụ 1: Giả sử cần vẽ 3 hình vuông có cạnh 1 đơn vị. Mỗi hình vuông là ảnh dịch chuyển của hình bên trái nó một khoảng cách 2 đơn vị.

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 7 có đáp án hay nhất
Hình 1. Ba hình vuông​

Thuật toán:

+ Bước 1. Vẽ hình vuông (vẽ liên tiếp bốn cạnh và trở về đỉnh ban đầu)

+ Bước 2. Nếu số hình vuông đã vẽ được ít hơn 3, di chuyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1, ngược lại kết thúc thuật toán

Bài toán vẽ một hình vuông:

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 7 có đáp án hay nhất (ảnh 2)
Hình 2. Các bước vẽ hình vuông​

Thuật toán mô tả các bước để vẽ hình vuông:

+ Bước 1. k \(\leftarrow\) 0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được)

+ Bước 2. k \(\leftarrow\) k+1. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 900 sang phải

+ Bước 3. Nếu k < 4 thì trở lại Bước 2; Ngược lại, kết thúc thuật toán

Trong đó, biến k được sử dụng như là biến đếm để ghi lại số cạnh đã vẽ được.

Ví dụ 2: Tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên S=1+2+…+100

Thuật toán:

+ Bước 1. Sum \(\leftarrow\) 0; i \(\leftarrow\) 0

+ Bước 2. i \(\leftarrow\) i + 1

+ Bước 3. Nếu i \(\leq\) 100, thì Sum \(\leq\) Sum + i và quay lại Bước 2

+ Bước 4. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán

Kết luận:

- Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán như ví dụ trên được gọi là cấu trúc lặp

- Để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh gọi là câu lệnh lặp

3. Ví dụ về câu lệnh lặp

Cú pháp:

For< Biến đếm > := < Giá trị đầu > to< Giá trị cuối > do < Câu lệnh >;

Trong đó:

+ For, to, do là các từ khóa

+ Biến đếm là biến kiểu nguyên

+ Giá trị đầu, giá trị cuối là các giá trị nguyên

Lưu ý:

+ Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối

+ Câu lệnh không làm thay đổi giá trị của biến đếm

+ Nếu câu lệnh nhiều hơn một lệnh thì phải đặt trong cặp Begin … end

Hoạt động của vòng lặp:

+ Bước 1: Biến đếm nhận giá trị đầu

+ Bước 2: Chương trình kiểm tra biểu thức điều kiện, nếu biểu thức điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh

+ Bước 3: Biến đếm tự động tăng lên 1 đơn vị và quay lại Bước 2

+ Bước 4: Nếu biểu thức điều kiện nhận giá trị sai thì thoát ra khỏi vòng lặp

Ví dụ 3: Chương trình sau sẽ in ra màn hình thứ tự lần lặp.

Chương trình mẫu:

PHP:

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 7 có đáp án hay nhất (ảnh 3)

Ví dụ 4: In một chữ "O" trên màn hình.

Chương trình mẫu:

PHP:

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 7 có đáp án hay nhất (ảnh 4)
Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 7 có đáp án hay nhất (ảnh 5)
Hình 3. Câu lệnh đơn và câu lệnh ghép​

Câu lệnh đơn giản writeln('O') và delay(100) được đặt trong hai từ khóa begin và end để tạo thành một câu lệnh ghép trong Pascal.

4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp

Ví dụ 5: Chương trình sau đây sẽ tính tổng N số tự nhiên đầu tiên với N nhập từ bàn phím.

Chương trình mẫu:

PHP:

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 7 có đáp án hay nhất (ảnh 6)

Ví dụ 6: Ta kí hiệu N! là tích N số tự nhiên đầu tiên: N! = 1.2.3…N.

Chương trình mẫu:

PHP:

Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 7 có đáp án hay nhất (ảnh 7)
icon-date
Xuất bản : 11/02/2022 - Cập nhật : 17/02/2022