logo

Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 4 có đáp án (Biến dị)

Tuyển tập các câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 4 có đáp án hay nhất, chi tiết, đầy đủ giúp bạn ôn tập tốt hơn.


Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 4 có đáp án (Biến dị)

Câu 1: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng?

1. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

2. Đột biến gen là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.

3. Không phải loại đột biến gen nào cũng di truyền được qua quá trình sinh sản hữu tính.

4. Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp.

5. Đột biến là sự biến đổi vật chất di truyền chỉ ở cấp độ phân tử.

A. 2, 4 và 5.    

B. 4 và 5.     

C. 1, 2 và 5.    

D. 3, 4 và 5.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không phụ thuộc vào kiểu hình.

B. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.

C. Thường biến giúp cơ thể sinh vật thích nghi với môi trường nên thường biến là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

D. Mức phản ứng và thường biến đều không di truyền được.

Câu 3: Thể một nhiễm khi giảm phân cho những loại giao tử nào?

A. n và n – 1.

B. n và n + 1.

C. n.

D. 2n và 2n – 1.

Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm của thể tứ bội là

1. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng thêm 2 NST.

2. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng số lượng NST gấp ba.

3. Tế bào và các bộ phận to hơn, sinh trưởng tốt, chống chịu được với điều kiện bất lợi.

4. Sinh sản nhanh.

A. 1, 2 và 4.    

B. 1 và 3.     

C. 2, 3 và 4.     

D. 2 và 4.

Câu 5: Từ NST II sang NST III là đột biến gì?

A. Đảo đoạn.

B. Mất đoạn.

C. Lặp đoạn.

D. Cả A và B.

Câu 6: Đặc điểm của thể không nhiễm là

A. do bị mất cả 2 NST của 1 cặp.

B. công thức bộ gen là 2n – 2.

C. thường gây chết.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 7: Mức phản ứng là

A. Giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

B. Giới hạn của một kiểu hình trước môi trường khác nhau.

C. Mức độ biểu hiện khác nhau của kiểu hình trước môi trường.

D. Mức độ biểu hiện của kiểu gen.

Câu 8: Hậu quả của đột biến từ gen I sang gen II là

A. làm thay đổi tất cả các axit amin.

B. làm thay đổi 1 axit amin.

C. làm thay đổi một số axit amin.

D. làm thay đổi 2 axit amin.

Câu 9: Ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qui định quả vàng. Khi cho các cây dị hợp Aa giao phấn với nhau, muốn trong quần thể xuất hiện kiểu gen AAaa người ta có thể sử dụng phương pháp nào?

A. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.

B. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.

C. Giao phấn với cây có kiểu gen AA và aa.

D. Cả A và B.

Câu 10: Biến dị nào sau đây không phải là thường biến?

1. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người.

2. Cây rụng lá vào mùa đông.

3. Cáo tuyết có lông màu trắng, mùa tuyết tan lông chuyển sang màu nâu.

4. Lá hoa súng trong điều kiện ngập dưới nước lá nhỏ và nhọn, còn lá nổi trên mặt nước to và tròn.

5. Bệnh mù màu ở người.

A. 1, 3 và 5.     

B. 2 và 3.     

C. 1 và 5.     

D. 3.

Câu 11: Nhận định nào không đúng khi nói đến đột biến mất đoạn?

A. Xảy ra trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.

B. Đoạn bị mất có thể ở đầu mút, giữa cánh hoặc mang tâm động.

C. Đoạn bị mất không chứa tâm động sẽ bị thoái hoá.

D. Do một đoạn nào đó của NST bị đứt gãy, không nối lại được.

Câu 12: Từ gen I sang gen II là dạng đột biến gì?

A. Thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp X-G.

B. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

C. Thay 1 cặp X-G bằng 1 cặp T-A.

D. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp X-G.

Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Năng suất câu trồng, vật nuôi không phụ thuộc vào môi trường, điều kiện chăm sóc.

B. Các tícnh trạng số lượng có mức phản ứng rộng, các tính chát lượng có mức phản ứng hẹp.

C. Các tícnh trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, các tính chát lượng có mức phản ứng rộng.

D. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường.

Câu 14: Dưa hấu không hạt có bộ NST là

A. 2n.    

B. 3n.     

C. 4n.     

D. 6n.

Câu 15: Từ NST I sang NST II là đột biến gì?

A. Đảo đoạn.

B. Mất đoạn.

C. Lặp đoạn.

D. Cả A và B.

Câu 16: Cơ chế phát sinh thể một nhiễm và thể ba nhiễm là

A. Liên quan đến sự không phân li của 3 cặp NST.

B. Liên quan đến sự không phân li của 1 cặp NST.

C. Liên quan đến sự không phân li của 2 cặp NST.

D. Cả A và B.

Câu 17: Biến dị tổ hợp là

A. Sự tổ hợp vật chất di truyền giữa ADN và NST.

B. Sự tổ hợp vật chất di truyền với protein.

C. Sự tổ hợp vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ cho con nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh.

D. Sự tổ hợp các tính trạng có sẵn của bố mẹ cho con.

Câu 18: Ruồi giấm 2n = 8, số lượng NST của thể ba nhiễm là

A. 9.     

B. 10.     

C. 7.     

D. 6.

Câu 19: Các đặc điểm của thường biến là

A. không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.

B. xuất hiện đồng loạt, theo hướng xác định.

C. phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 20: Từ NST III sang NST IV là đột biến gì?

A. Đảo đoạn.

B. Mất đoạn.

C. Lặp đoạn.

D. Cả A và B.

Câu 21: Hậu quả của đột biến từ gen II sang gen III là

A. làm thay đổi tất cả các axit amin.

B. làm thay đổi 1 axit amin.

C. làm thay đổi một số axit amin.

D. làm thay đổi 2 axit amin.

Câu 22: Hội chứng Tơcnơ ở nữ do mất 1 NST giới tính X, số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là

A. 46.     

B. 45.     

C. 44.     

D. 47.

Câu 23: Hậu quả của thể dị bội là gì?

A. Làm mất cân bằng hệ gen, giảm sức sống, sức sinh sản tuỳ loài.

B. Tăng sức sống, sức sinh sản.

C. Tế bào sinh trưởng nhanh, cơ quan to hơn bình thường.

D. Cả B và C.

Câu 24: Những đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến là

1. thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, còn đột biến xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định.

2. thường biến có lợi cho sinh vật, đột biến có hại cho sinh vật.

3. thường biến là những biến đổi về kiểu gen, đột biến là những biến đổi liên quan đến kiểu hình.

4. thường biến không di truyền được, đột biến di truyền được.

5. thường biến có hại cho sinh vật, đột biến thường trung tính.

A. 1, 2 và 3.    

B. 1, 2 và 4.    

C. 2 và 3.    

D. 1 và 2.

Câu 25: Thể tam bội thường bất thụ vì

A. khi giảm phân tạo ra giao tử lưỡng bội không thể thụ tinh với các loại giao tử khác.

B. NST không thể sắp trên mặt phẳng xích đạo trong giảm phân.

C. xác suất để tạo ra giao tử hữu thụ là rất thấp.

D. thiếu các cơ quan sinh sản.

Câu 26: Từ gen II sang gen III là dạng đột biến nào?

A. Thay thế 2 cặp nucleotit.

B. Thêm 1 cặp nucleotit.

C. Đảo vị trí của 2 cặp nucleotit.

D. Mất 2 cặp nucleotit.

Câu 27: Chọn các nhận định không đúng khi nói về sự thay đổi số lượng NST của đột biến đa bội.

1. Số NST trong tế bào sinh dưỡng gấp 1,5 lần so với bộ NST lượng bội.

2. Số NST trong tế bào sinh dưỡng thêm n – 1 NST.

3. Số NST trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội số của n.

4. Số NST trong tế bào sinh dưỡng là 3n.

A. 1, 2 và 4.    

B. 1 và 2.    

C. 1 và 4.     

D. 1, 3 và 4.

Câu 28: Ví dụ về mức phản ứng là

A. Tắc kè hoa trên lá cây da có hoa văn màu xanh lá cây, trên đá có màu của rêu đá.

B. Nổi da gà khi trời lạnh.

C. Bệnh mù màu.

D. Ở thỏ, tại đầu mút cơ thể có màu lông đen, những vị trí khác có màu trắng.

Câu 29: Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá vì

A. Thường ở trạng thái lặn, bị gen trội át.

B. Xuất hiện phổ biến hơn so với đột biến NST, hậu qủa không nghiêm trọng như đột biến NST.

C. Đột biến có lợi cho sinh vật.

D. Cả A và B.

Câu 30: Người ta đã ứng dụng đột biến đa bội vào

A. tạo giống cây trồng cho cơ quan sinh dưỡng có năng suất cao, tạo quả không hạt.

B. bảo tồn nguồn gen quý.

C. tạo giống cây thu hoạch được sớm.

D. gây chết hàng loạt các loài có hại.

Câu 31: Trong chọn giống, ứng dụng đột biến nào để loại bỏ những gen không mong muốn?

A. Mất 1 cặp nucleotit.

B. Lặp đoạn.

C. Mất đoạn nhỏ.

D. Thêm 1 cặp nucleotit.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2021 - Cập nhật : 08/04/2021