logo

Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án (ADN và Gen)

Tuyển tập các câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án hay nhất, chi tiết, đầy đủ giúp bạn ôn tập tốt hơn.


Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3 có đáp án (ADN và Gen)

Câu 1: Cặp gen đồng hợp là cặp gen gồm 2 alen giống nhau về

A. Chiều dài, tỉ lệ % và số lượng các loại nucleotit.

B. Chiều dài, tỉ lệ % các loại nucleotit.

C. Chiều dài, tỉ lệ %, số lượng và trình tự sắp xếp các loại nucleotit.

D. Chiều dài, tỉ lệ % và số lượng các loại nucleotit, số lượng liên kết hydro.

Câu 2: Một gen có 75 chu kỳ, nhân đôi 4 lần. Tổng số nucleotit trong các gen con được sinh ra bằng

A. 24000.    

B. 48000.     

C. 36000.     

D. 12000.

Câu 3: Sự giống nhau giữa ADN, ARN và protein là

1. Đều là các đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào.

2. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân.

3. Đều cấu tạo từ nhiều hợp chất hữu cơ.

4. Giữa các đơn phân đều có liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro.

5. Tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự của các đơn phân quy định.

A. 1, 2 và 3.    

B. 1, 2, 4 và 5.     

C. 1, 2 và 5.    

D. 1, 2, 3, 4, và 5.

Câu 4: Một gen dài 4080Å, số lượng nucleotit của gen đó là

A. 2400    

B. 4800    

C. 1200     

D. 4080.

Câu 5: Một phân tử mARN có tỉ lệ giữa các ribonucleotit U = 2A = 4X = 3G. Tỉ lệ phần trăm mỗi loại A, U, G, X lần lượt là

A. 48%, 24%, 16%, 12%.

B. 24%, 48%, 16%, 12%.

C. 10%, 20%, 30%, 40%.

D. 48%, 16%, 24%, 12%.

Câu 6: Một gen có 70 chu kỳ xoắn, số lượng nucleotit của gen đó là

A. 700    

B. 1400     

C. 2100     

D. 1800.

Câu 7: Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

1. Do NTBS, trong 1 phân tử ADN hay gen, tổng của hai loại nucleotit không bổ sung luôn luôn bằng số nucleotit của một mạch đơn.

2. Các gen nằm trên một phân tử ADN đều có tỉ lệ phần trăm các loại nucleotit giống nhau.

3. NTBS trong cơ chế tái bản giúp cho một trong hai ADN con có nguyên liệu hoàn toàn mới.

4. NTBS trong cơ chế tái bản giúp cho hai ADN con có cấu trúc giống hệt ADN mẹ.

5. Nguyên tắc bán bảo tồn giúp cho ADN con có một mạch khuôn của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.

6. Chính sự tự nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST.

A. 1.    

B. 2.     

C. 3.     

D. 4. (1, 4, 5, 6)

Câu 8: Vai trò của quá trình tổng hợp ARN là

A. Tổng hợp các thành phần cấu tạo thành NST.

B. Tổng hợp các loại ARN có vai trò trong quá trình tổng hợp protein.

C. Chuẩn bị cho quá trình phân bào.

D. Chuẩn bị cho quá trình nhân đôi NST.

Câu 9: Chuỗi polypeptit có chiều dài là 1500Å. Biết một axit amin có độ dài trung bình 3Å. Hãy xác định số ribonucleotit có trong mARN đã tổng hợp chuỗi polypeptit đó.

A. 1500.     

B. 1503.     

C. 1502.     

D. 1501.

Câu 10: Vì sao protein có vai trò quan tọng đối với tế bào và cơ thể?

A. Protein là thành phần cấu trúc của tế bào.

B. Protein liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào.

C. Protein biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 11: Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit trong phân tử ADN, biết ADN có A = 1/3 G.

A. A = T = 37,5%; G = X = 12,5%.

B. A = T = 12,5%; G = X = 37,5%.

C. A = T = 20%; G = X = 60%.

D. A = T = 10%; G = X = 30%.

Câu 12: Mạch khuôn của gen có trình tự nucleotit là:

…-TGXAAGTAXT-…

Trình tự của mARN do gen tổng hợp là

A. …-TGXAAGTAXT-…

B. …-TXATGAAXGT-…

C. …-AXGUUXAUGA-…

D. …-AGUAXUUGXA-…

Câu 7: Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. ARN và protein đều được tổng hợp ở tế bào chất.

B. Nguyên tắc trong tổng hợp protein là nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung.

C. tARN mang axit amin vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung.

D. Trình tự các nucleotit trên ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi polypeptit.

Câu 8: Mạch bổ sung của gen có trình tự là:

…-TXATGAAXGT-…

Trình tự của mARN do gen tổng hợp là

A. …-TGXAAGTAXT-…

B. …-TXATGAAXGT-…

C. …-AXGUUXAUGA-…

D. …-AGUAXUUGXA-…

Câu 9: 1 đoạn gen có chiều dài 4080Å, A/G = 2/3. Số liên kết hydro là

A. 3120.     

B. 6240.     

C. 3000.     

D. 3600.

Câu 10: Một mARN có số lượng ribonucleotit loại A là 213 và chiếm 30%. Chiều dài của mARN là

A. 2414Å.     

B. 710Å.   

C. 1400Å.     

D. 2400Å.

Câu 11: Một gen sau quá trình nhân đôi tạo ra 128 mạch đơn. Số lần nhân đôi của gen là

A. 3.    

B. 4.     

C. 5.     

D. 6.

Câu 12: Một mARN dài 2448Å có số lượng ribonucleotit loại U là 36 chiếm 15%, X chiếm 30%. Số lượng ribonucleotit A, G, X trên mARN lần lượt là

A. 180, 36 và 216.

B. 216, 288 và 180.

C. 180, 288 và 216.

D. 216, 36 và 180.

Câu 13: Một gen có 3000 nucleotit, khối lượng phân tử của gen đó là

A. 9 x 105.     

B. 9 x 104.    

C. 3 x 105.    

D. 3 x 104.

Câu 14: Chức năng nào sau đây là chức năng của protein?

1. Chức năng cấu trúc

A. 3.     

B. 1, 2, 4, 5 và 6.     

C. 4 và 6.     

D. 4, 5 và 6.

Câu 15: Protein có mấy bậc cấu trúc không gian?

A. 1.     

B. 2.     

C. 3.     

D. 4.

Câu 16: Bản chất hoá học của gen là

A. Axit nucleic.

B. ADN.

C. Bazơ nitric.

D. Protein.

Câu 17: Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng nào dưới đây là đúng?

A. ADN → ARN → protein → tính trạng.

B. Gen → mARN → protein → tính trạng.

C. Gen → mARN → tính trạng.

D. Gen → ARN → protein → tính trạng.

Câu 18: Cấu trúc bậc mấy của proetin có dạng xoắn lò xò?

A. Bậc 1.

B. Bậc 2.

C. Bậc 3.

D. Bậc 4.

Câu 19: Xác định tỉ lệ phần trăm nucleotit lọai A trong phân tử ADN, biết ADN có G = 31,25%.

A. 31,25%.

B. 12,5%.

C. 18,75%.

D. 25%.

Câu 20: Một chuỗi polypeptit hoàn chỉnh có 218 axit amin. Hãy xác định số bộ ba trên mARN.

A. 220.     

B. 218.     

C. 660.     

D. 654.

Câu 21: mARN có vai trò gì trong mối quan hệ giữa gen và protein?

A. Gắn axit amin vào để tổng hợp protein.

B. Truyền đạt thông tin về cấu trúc của protein sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.

C. Chứa thông tin mã hoá các axit amin.

D. Cấu trúc nên riboxom tham gia vào tổng hợp protein.

Câu 22: Một ADN tái bản 3 lần. Số ADN con được tạo ra là

A. 2.     

B. 3.     

C. 8.     

D. 16.

Câu 23: Một ADN sau khi tán bản k lần tạo ra được 64 ADN con. Tính k?

A. 4.     

B. 5.     

C. 6.     

D. 7.

Câu 24: Các bước của quá trình hình thành chuỗi axit amin

1. Các tARN một đầu gắn với 1 axit aamin, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X.

2. Khi riboxom dịch 1 nấc trên mARN thì 1 axit amin được gắn vào chuỗi axit amin.

3. mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi axit amin.

4. Khi riboxom dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong.

A. 1 → 2 → 4 → 3.

B. 2 → 1 → 4 → 3.

C. 3 → 1 → 2 → 4.

D. 3 → 2 → 1 → 4.

Câu 25: Cho trình tự của

ADN: …-A_XT_GA_AT_-…

mARN: …-_G__U__X__U-…

Xác định trình tự mạch ADN:

A. …-AXTGAAT-…

B. …-AXXTAGAGATA-…

C. …-AXXTAGAGATU-…

D. …-AGXTAGAGATA-…

Câu 26: Một chuỗi polypeptit hoành chỉnh có 200 axit amin. Hãy xác định số nucleotit trên gen quy định để tổng hợp protein đó.

A. 1200.    

B. 1212.     

C. 600.    

D. 606.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2021 - Cập nhật : 08/04/2021