logo

Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 2 có đáp án (Nhiễm sắc thể)

Tuyển tập các câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 2 có đáp án hay nhất, chi tiết, đầy đủ giúp bạn ôn tập tốt hơn.


Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 2 có đáp án (Nhiễm sắc thể)

Câu 1: Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào?

A. Kỳ đầu.

B. Kỳ giữa.

C. Kỳ sau.

D. Kỳ cuối.

Câu 2: NST kép tồn tại ở những kỳ nào của nguyên phân?

A. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau.

B. Kỳ trung gian, kỳ đầu.

C. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa.

D. Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ cuối.

Câu 3: Một tế bào ngô 2n = 20 giảm phân hình thành giao tử. Số NST trong mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là

A. 5.     

B. 10.     

C. 40.     

D. 20.

Câu 4: 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và 1 tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 4 lần. Các tế bào con chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Số lượng giao tử đực và giao tử cái được tạo thành là

A. 64 và 64.

B. 64 và 4.

C. 64 và 16.

(Số tinh trùng được tạo ra là: 24 x 4 = 64

Số trứng được tạo ra là: 24 x 1 = 16)

D. 16 và 16.

Câu 5: Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là

A. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh.

B. sự phân li cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân.

C. sự tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình thụ tinh.

D. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình nguyên phân và thụ tinh.

Câu 6: Thành phần hoá học chủ yếu của NST là

A. Protein và sợi nhiễm sắc.

B. Protein histon và axit nucleic.

C. Protein và ADN.

D. Protein anbumin và axit nucleic.

Câu 7: Số nhóm gen liên kết của một loài bằng

A. Số NST trong giao tử bình thường.

B. Số cặp NST trong tế bào lưỡng bội bình thường.

C. Số NST trong tế bào sinh dưỡng.

D. Cả A và B.

Câu 8: Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ

A. Sự nhân đôi của tế bào chất.

B. Sự nhân đôi của NST đơn.

C. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc.

D. Sự nhân đôi của ADN.

Câu 9: Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng là gì?

A. NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng. Do đó những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi các tính trạng di truyền.

B. NST có đặc tính tự nhân đôi do đó các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

C. NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN.

D. Cả A và B.

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng khi nói về sự phân li của NST tở kỳ sau II.

A. Không đồng đều.

B. Đồng đều về cấu trúc nhưng không đồng đều về số lượng.

C. Đồng đều về số lượng nhưng không đồng đều về cấu trúc.

D. Đồng đều.

Câu 11: Trung thể có chức năng gì trong quá trình nguyên phân?

A. Tạo ra vách ngăn cách chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

B. Tạo thoi phân bào, định hướng cho sự phân bào.

C. Mang vật chất di truyền, nhờ các cơ chế nhân đôi và phân li làm cho số lượng NST của hai tế bào con giống với tế bào mẹ.

D. Giúp các NST đính trên các dây tơ và phân li về hai cực trong phân bào.

Câu 12: Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kỳ sau là

A. 14.

B. 28.

C. 7.

D. 42.

Câu 13 : Sự phát triển giới tính của cá thể phụ thuộc vào

A. kiểu gen của hợp tử.

B. môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của hợp tử.

C. cặp NST giới tính của hợp tử.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 14: Một tế bào soma ở ruồi giấm 2n = 8 trải qua quá trình nguyên phân. Số NST,`số cromatit và số tâm động có trong tế bào vào kỳ sau lần lượt là:

A. 8, 0 và 16.

B. 8, 8 và 8.

C. 16, 0 và 16.

D. 16, 16 và 16.

Câu 15: Một loài có bộ NST 2n = 42. 2 tế bào đều trải qua giảm phân. Số NST trong tế bào ở kỳ đầu của giảm phân II là

A. 42.     

B. 168.     

C. 84.     

D. 160.

Câu 16: Một NST có dạng điển hình gồm các thành phần

A. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.

B. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản.

C. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai.

D. Tâm động, cromatit, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.

Câu 17: Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết là gì?

A. Các gen nằm trên 1 NST sẽ si truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh.

B. Các gen có vị trí gần nhau trên 1 NST liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình di truyền.

C. Các gen trong bộ NST của tế bào liên kết trong giảm phân và thụ tinh.

D. Cả A và B.

Câu 18: 6 tế bào cải bắp 2n = 18 đều trải qua nguyên phân liên tiếp 4 lần. Số tế bào con được sinh ra sau nguyên phân là:

A. 96. (24 x 6 = 96)

B. 16.

C. 64.

D. 896.

Câu 19: Chọn câu trả lời đúng khi nói về sự phân li của NST tở kỳ sau I.

A. Không đồng đều.

B. Đồng đều về cấu trúc nhưng không đồng đều về số lượng.

C. Đồng đều về số lượng nhưng không đồng đều về cấu trúc.

D. Đồng đều.

Câu 20: Biết kí hiệu bộ NST của tế bào sinh dưỡng là AaBbXY. Kí hiệu của bộ NST tế bào vào kỳ trước nguyên phân là:

A. AaBbXY.

B. ABX, abY.

C. AAaaBBbbXXYY.

D. AbY, aBX.

Câu 21: Một loài có bộ NST 2n = 16. 5 tế bào đều trải qua giảm phân. Số cromatit trong tế bào ở kỳ sau của giảm phân II là

A. 0.     

B. 32.     

C. 80.     

D. 160.

Câu 22: Nhóm gen liên kết là

A. Các gen nằm trên cùng 1 NST.

B. Các gen nằm trên cùng 1 cặp NST.

C. Các gen nằm trên cùng các cặp NST.

D. Các gen nằm trên cùng cromatit.

Câu 23: Một tế bào ngô 2n = 20 giảm phân hình thành giao tử. Số cromatit trong mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là

A. 5.     

B. 10.     

C. 40.     

D. 20.

Câu 24: Nguyên nhân làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp phong phú ở loài sinh sản hữu tính là

A. Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.

C. Nguyên phân tạo ra các tế bào có bộ NST giống nhau về bộ NST.

D. Cả A và B.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không phải là tính đặc trưng của bộ NST?

A. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.

B. Hình thái và kích thước NST.

C. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử.

D. Sự nhân đôi, phân li, tổ hợp.

Câu 26: Phép lai nào sau đây cho kết quả phân li kiểu hình 50% quả vàng, nhăn : 50% quả xanh, trơn. Biết A: quả đỏ, a: quả vàng. B: quả trơn, b: quả nhăn.

A. AB/ab x AB/ab

B. AB/ab x ab/ab

C. Ab/aB x Ab/ab

D. Ab/aB x ab/ab

Câu 27: Xét 8 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 4 đợt . Tất cả các tế bào con đều tham gia giám phân tạo giao tử . Số thoi vô sắc xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình giảm phân các tế bào nói trên

A. 128.     

B. 384.    

(Số tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng được tạo ra là : 8 x 24 = 128 tế bào

Số thoi vô sắc được hình thành và phá hủy là : 3 x 128 = 384 thoi.)

C. 512.     

D. 8.

Câu 28: Trường hợp cá thể cái thuộc giới dị giao tử, cá thể đực thuộc giới đồng giao tử xuất hiện ở

A. vượn.     

B. bướm tằm.    

C. ruồi giấm.     

D. mèo.

Câu 29: NST thường và NST giới tính khác nhau ở

A. số lượng trong tế bào.

B. khả năng phân li trong phân bào.

C. hình thái và chức năng.

D. Cả A và C.

Câu 30: Để phát hiện qui luật di truyền liên kết, Moocgan sử dụng

A. phép lai phân tích ruồi giấm đực F1.

B. phép lai giữa ruồi giấm đực F1 với ruồi giấm cái F1.

C. phép lai phân tích ruồi cái F1.

D. Cả A và C.

Câu 31: Tại sao tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1?

A. Tỉ lệ tinh trùng mang NST X bằng Y.

B. Tinh trùng tham gia thụ tinh với xác suất như nhau.

C. Do quá trình tiến hoá của loài.

D. Cả A và B.

Câu 32: Xét 4 tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm 2n = 8 đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 2,34375% tế bào con trải qua giảm phân. Tính số giao tử cái được sinh ra.

A. 192.     

B. 48.     

(Số tế bào tham gia giảm phân là 4 x 29 x 2,34375% = 48

Số tế bào trứng được tạo ra: 48 x 1 = 48)

C. 24.     

D. 2048.

Câu 33: Vai trò của việc nghiên cứu di truyền giới tính?

A. Giải thích cơ sở phân hoá giứoi tính của sinh vật.

B. Điều chỉnh tỉ lệ đực : cái theo ý muốn.

C. Cơ sở để chuyển đổi giới tính.

D. Cả A và B.

Câu 34: Tâm động là gì?

A. Tâm động là nơi chia NST thành 2 cánh.

B. Tâm động là điểm dính NST với sợi tơ trong thoi phân bào.

C. Tâm động là nơi có kích thước nhỏ nhất của NST.

D. Tâm động là điểm dính NST với protein histon.

Câu 35: Hiện tượng nào sau đây cho thấy giới tính của sinh vật phụ thuộc vào môi trường sống?

A. Dùng thức ăn có chứa hoocmôn kích thích giới tính đực để tạo ra giống rô phi đơn tính đực

B. Trứng cá sấu được ấp ở nhiệt độ trên 33 độ C, trứng sau đó sẽ nở thành cá sấu đực. Ở các mức nhiệt độ thấp hơn, trứng chỉ nở thành cá sấu cái.

C. Ở gia súc có sừng và loẹn, nếu cho ăn thức ăn thô sẽ sinh con với tỉ lệ cá thể đực cao hơn cá thể cái.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 36: Phép lai nào sau đây cho kết quả phân li kiểu hình 25% quả vàng, nhăn : 50% quả vàng, trơn : 25% quả xanh, trơn. Biết A: quả đỏ, a: quả vàng. B: quả trơn, b: quả nhăn.

A. Ab/aB x Ab/aB

B. Ab/aB x AB/ab

C. Ab/aB x aB/ab

D. Ab/aB x ab/ab

Câu 37: Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành

A. từng cặp tương đồng (giống nhay về hình thái, kích thước).

B. từng cặp không tương đồng.

C. từng chiếc riêng rẽ.

D. từng nhóm.

Câu 38: Muốn F1 xuất hiện kiểu hình mang hai tính trạng lặn thì kiểu gen của P là

A. Ab/aB x AB/aB

B. Ab/aB x AB/ab

C. Ab/Ab x ab/ab

D. Tất cả đều sai.

icon-date
Xuất bản : 03/04/2021 - Cập nhật : 08/04/2021