logo

Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 11 Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

icon_facebook

Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 11 Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025


Phần 1. Trắc nghiệm Đúng Sai

Câu 1. Thực hiện thí nghiệm tách ethanol ra khỏi hỗn hợp ethanol– nước, được mô phỏng như hình.

A. nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. 
B. độ cồn của sản phẩm sẽ lớn hơn so với rượu ban đầu. Do sản phẩm thu được tinh khiết hơn lẫn ít nước hơn rượu ban đầu.
C. Bình hứng thu được nước nguyên chất.
D. Đá bọt có vai trò điều hòa quá trình sôi, tránh hiện tượng quá sôi.

A. đúng

B. đúng 

D. đúng 

Câu 2. Hình bên mô tả dụng cụ dùng để tách các chất lỏng ra khỏi nhau. 

A. Trong bình cầu A chứa ít nhất 2 chất lỏng khác nhau.
B. Ống sinh hàn có tác dụng làm ngưng tụ chất lỏng cần tách.
C. Trong bình cầu (vị trí C) chỉ chứa 1 chất.
D. Phương pháp sử dụng để tách các chất lỏng trong thí nghiệm là phương pháp chưng cất.

D. đúng 

Câu 3. Cho khoảng 30 mL hỗn hợp tinh dầu lẫn nước vào phễu chiết 60 ml, thêm tiếp khoảng 15 mL hexane. Đậy nắp phễu chiết, lắc đểu rồi để phễu chiết lên giá, mở nắp phễu chiết rồi đậy lại ngay. Sau khi để yên khoảng 5 phút, mở nắp phễu chiết rồi mở khóa phễu chiết. Khi toàn bộ lớp chất lỏng phía dưới (lớp nước) chảy xuống bình hứng thì khóa phễu chiết và thu lấy lớp chất lỏng ở phía trên.

A. Dung dịch chảy xuống bình có chứa hexan.
B. Lớp chất lỏng phía trên chứa tinh dầu và hexan
C. Lớp chất lỏng phía trên chỉ chứa tinh dầu
D. Phương pháp đã sử dụng để tách các chất trong hỗn hợp là phương pháp chiết.

B. đúng 

D. đúng 

Câu 4. Phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ là 

A. Phương pháp chưng cất. 
B. Phương pháp chiết
C. Phương pháp kết tinh. 
D. Sắc kí cột.

C. đúng

Câu 5. Khi tiến hành chiết các hỗn hợp chất lỏng

A. chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết ra trước.
B. hỗn hợp xăng và nước bằng phương pháp chiết, nước sẽ được chiết ra trước.
C. dùng để tách hỗn hợp nước và acetic acid.
D. hỗn hợp dầu ăn và nước bằng phương pháp chiết, dầu ăn sẽ được chiết ra trước.

D. đúng 

Câu 6. Quá trình nấu rượu gạo thủ công được thực hiện như sau:
- Gạo được nấu chín, để nguội, rắc men, ủ kín 3 – 5 ngày, thu được một hỗn hợp chủ yếu gồm nước, ethanol và bã rượu.
- Đun nóng hỗn hợp trên đến nhiệt độ sôi, hơi bay ra đi vào đường ống dẫn. Hỗn hợp hơi trong đường ống được làm lạnh sẽ hoá lỏng và chảy vào bình hứng (Hình dưới). Quá trình này gọi là chưng cất rượu.

A. ethanol có nhiệt độ sôi thấp hơn nước sẽ bay hơi ra trước rồi được ngưng tụ và lấy ở bình hứng.
B. Vại trò của thùng nước lạnh là để ngưng tụ ethanol.
C. Trong quá trình chưng cất, tỉ lệ ethanol/nước tăng dần 
D. Men đóng vai trò làm chất xúc tác cho quá trình lên men.

A. đúng

B. đúng 

D. đúng 

Câu 7. Tách 𝛃-carotene từ nước ép cà rốt
Chuẩn bị: nước ép cà rốt, hexane; cốc thuỷ tinh 100 mL, bình tam giác 100 mL, phễu chiết 60 mL, giá thí nghiệm.
Tiến hành:
- Cho khoảng 20 mL nước ép cà rốt vào phễu chiết. Thêm tiếp khoảng 20 mL hexane, lắc đều khoảng 2 phút.
- Để yên phễu chiết trên giá thí nghiệm khoảng 5 phút để chất lỏng tách thành hai lớp.
- Mở khoá phễu chiết cho phần nước ở dưới chảy xuống, còn lại phần dung dịch β-carotene hoà tan trong hexane.

A. Trước khi chiết lớp hexane trong phễu không có màu; sau khi chiết lớp hexane trong phễu có màu vàng cam.
B. Thí nghiệm tách β-carotene từ nước cà rốt dựa theo nguyên tắc chiết lỏng – lỏng.
C. Thí nghiệm tách β-carotene từ nước cà rốt dựa theo nguyên tắc chiết lỏng – rắn.
D. Dùng dung môi là hexane có khả năng hoà tan β-carotene nhưng không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp để chiết.

A. đúng

B. đúng 

D. đúng 

Câu 8. Quan sát hình mô phỏng thí nghiệm sau:  

A. Chất bị hấp phụ mạnh nhất là chất màu đỏ.
B. Chất bị hấp phụ kém nhất là chất màu xanh.
C. hình mô phỏng thí nghiệm phương pháp sắc kí cột.
D. chất màu đỏ hòa tan tốt trong dung môi hơn so với chất màu xanh.

A. đúng

B. đúng 

C. đúng 

Câu 9. Ngâm rượu dược liệu: Cách tiến hành: Cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc hũ. Đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 10 – 15 ngày, mùa đông có thể ngâm lâu hơn.
Cho các phát biểu sau

A. Ngâm dược liệu áp dụng phương pháp chiết lỏng – rắn 
B. Ngâm dược liệu áp dụng phương pháp chiết lỏng – lỏng 
C. Tách lấy chất hữu cơ ra khỏi một hỗn hợp ở thể rắn.
D. Tách lấy chất hữu cơ ra khỏi một hỗn hợp ở thể lỏng.

A. đúng

C. đúng 

Câu 10. Để tinh chế chất hữu cơ rắn chứa tạp chất, người ta hoà tan chất rắn trong dung môi thích hợp rồi lọc bỏ tạp chất không tan (Hình 9.3).

A. thiết bị A là bình lọc
B. dung dịch D là nước lọc
C. Phương pháp đã sử dụng là phương pháp chiết.
D. chất rắn E là tạp chất

B. đúng

C. đúng 

D. đúng 


Phần 2. Câu hỏi Trả lời ngắn

Câu 1: Hoà tan 50 gam đường glucose (C6H12O6) vào 250 gam nước ở 20oC thì thu được dung dịch bão hoà. Độ tan của đường ở 20oC là bao nhiêu?

Đáp án: 20

Câu 2. Độ tan trong nước của monosodium glutamate (mì chính hay bột ngọt) ở 60 °C là 112 g/100 g nước; ở 25 °C là 74 g/100 g nước. Khối lượng monosodium glutamate kết tinh khi làm nguội 212 g dung dịch monosodium glutamate bão hoà ở 60 °C xuống 25 °C là bao nhiêu 

Đáp án: 38

Câu 3. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới - 96°C để hoá lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến dưới. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí 1) Chưng cất; 2) Chiết; 3) Kết tinh; 4) Sắc kí.

Đáp án: 1

Câu 4. Các cách làm sau đây, cách nào sử dụng phương pháp chiết?
(1) Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.
(2) Nấu rượu uống.
(3) Ngâm rượu thuốc.
(4) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía.

Đáp án: (1), (3)

Câu 5. Ethyl iodide có khối lượng riêng là 1,94 g mL-1 và có nhiệt độ sôi là 72,0 0C. Ethanol có khối lượng riêng là 0,789 g mL-1 và có nhiệt độ sôi là 78,3 0C. Ethanol tan trong nước còn ethyl iodide kém tan trong nước nhưng tan được trong ethanol. Ethyl iodide thường được điều chế từ ethanol và sản phẩm thu được thường bị lẫn ethanol. Chọn phương pháp tinh chế ethyl iodide từ hỗn hợp của chất này với ethanol.
1) Chưng cất; 2) Chiết; 3) Kết tinh; 4) Sắc kí

Đáp án: 2

Câu 6. Cho các phát biểu sau: 
(1) Sử dụng phương pháp kết tinh để làm đường cát, đường phèn từ nước míA.
(2) Để thu được tinh dầu sả người ta dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
(3) Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều, người ta dùng cách chưng cất thường.
(4) Mật ong để lâu thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai do có sự kết tinh đường.
Số phát biểu đúng là?

Đáp án: 4

Câu 7. Cho các phát biểu sau
(1) Ngâm hoa quả làm siro thuộc phương pháp chiết.
(2) Làm đường từ mía thuộc phương pháp chưng cất.
(3) Nấu rượu uống thuộc phương pháp kết tinh.
(4) Phân tích thổ nhưỡng thuộc phương pháp chiết lỏng - rắn.
(5) Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản dùng phương pháp chưng cất.
Số phát biểu đúng là?

Đáp án: 2

Câu 8. Phương pháp sắc kí cột có đặc điểm:
(1) Pha tĩnh là bột silicagel hoặc bột aluminium oxide,…
(2) Pha động là dung môi thích hợp được đổ ở phía dưới pha tĩnh.
(3) Chất có độ chuyển dịch lớn hơn sẽ cùng với dung môi ra khỏi cột trướC.
(4) Chất ra khỏi cột trước là chất có khả năng bị hấp phụ trên pha tĩnh tốt hơn.
(5) Pha động cho vào sắc kí ở trạng thái lỏng.
Số đặc điểm đúng là ?

Đáp án: 3

Câu 9. Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ: 1) Chưng cất; 2) Chiết; 3) Kết tinh; 4) Sắc kí

Đáp án: 2, 3

Câu 10. Một mẫu hoa hoè được xác định có hàm lượng rutin là 26%. Người ta đun sôi hoa hoè với nước (100 0C) để chiết lấy rutin. Biết độ tan của rutin là 5,2 gam trong 1 Lit nước ở 100 0C và là 0,125 gam trong 1 Lit nước ở 25 0C. Giả thiết rằng toàn bộ lượng rutin trong hoa hoè đã tan vào nước khi chiết. Làm nguội dung dịch chiết 100 gam hoa hoè ở trên từ 100 0C xuống 25 0C thì thu được bao nhiêu gam rutin kết tinh (làm tròn đến phần nguyên)

Đáp án: 25

icon-date
Xuất bản : 29/11/2024 - Cập nhật : 29/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads