Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 11 Bài 17: Phenol có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025
Câu 1. Cho ba chất hữu cơ sau:
A. Y là phenol, X và Z là alcohol.
B. Trong phân tử chất Y có 3 liên kết π .
C. Tổng số nguyên tử H của ba chất trên là 22.
D. Ở điều kiện thường, Y là chất lỏng, không màu.
A. đúng
B. đúng
Câu 2. Phenol được dùng để điều chế chất kích thích sinh trưởng thực vật, kích thích tố thực vật 2,4 - D, điều chế chất diệt cỏ. Nhờ tính diệt khuẩn cao mà phenol được sử dụng để là chất sát trùng, và điều chế thuốc diệt sâu bọ, nấm mốc. Phenol cũng là nguyên liệu chính để điều chế thuốc nổ, một số sản phẩm nhuộm.
A. Phân tử khối của phenol bằng 93 g/mol.
B. Phenol có tính acid yếu nhưng mạnh hơn so với alcohol.
C. Phenol ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch sodium hydroxide.
D. Thuốc nổ được sản xuất từ phenol có tên hóa học là 2,4,6-trinitrophenol.
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 3. O-cresol có tên IUPAC là 2-methylphenol, còn được gọi là 2-hydroxytoluene hoặc ortho-toluenol. Trong tự nhiên o-cresol được tìm thấy trong chiết suất cặn than, dầu mỏ. Ngoài ra o-cresol là một thành phần của khói thuốc lá.
A. Trong phân tử o-cresol có chứa 1 nhóm chức hydroxy.
B. O-cresol tác dụng NaOH theo tỉ lệ mol 1:1
C. Công thức phân tử của o-cresol là C7H8O
D. O-cresol tác dụng dung dịch Na2CO3 thu được khí CO2
A. đúng
B. đúng
C. đúng
Câu 4. Phenol có công thức phân tử C6H5OH và có hình dạng tinh thể màu trắng dễ bay hơi, Các chuyên gia trong ngành hóa học, y tế luôn cảnh báo người dùng về việc sử dụng Phenol trong thực phẩm, vì nó có tính độc đặc biệt và khả năng gây bỏng nặng khi tiếp xúC. Tuy nhiên, điều này không làm giảm đi giá trị của Phenol trong ngành công nghiệp và nghiên cứu.
A. Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm – OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene.
B. Phenol là nguyên liệu sản xuất nhựa phenol – formaldehyde; nhựa ure – formaldehyde … Ngoài ra phenol còn được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt nấm mốc, chất diệt cỏ …
C. Trong công nghiệp phenol được điều chế từ cumene theo sơ đồ:
D. Picric acid là sản phẩm thu được khi cho phenol phản ứng với dung dịch nitric acid đặc (xúc tác sulfuric acid đặc).
A. đúng
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 5. Catechin là một hợp chất phenol có trong lá trà xanh. Catechin có tác dụng chống oxi hoá, diệt khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa một số bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiêu hoá, làm chậm quá trình lão hoá.
A. Phenol có công thức phân tử C6H6O và có công thức cấu tạo C6H5OH hoặc
B. Ở điều kiện thường: phenol là chất rắn, không màu, nóng chảy ở 43oC. Phenol rất độc, có thể gây bỏng da khi dính phải. Phenol tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và trong ethanol.
C. Nguyên tử H của vòng benzene trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của vòng benzene trong các phân tử hidrocarbon thơm. Đó là ảnh hưởng của vòng benzene tới nhóm -OH.
D. Phenol có tính acid rất yếu; dung dịch phenol làm đổi màu quỳ tím thành màu hồng hay đỏ tùy thuộc vào nồng độ của phenol.
A. đúng
B. đúng
Câu 6. Cho các chất có công thức sau: C6H5OH, C6H5CH3, C6H5Cl và các giá trị nhiệt độ sôi (không theo thứ tự) là 110oC, 132oC, 182oC.
A. Nhiệt độ sôi của C6H5OH, C6H5CH3, C6H5Cl lần lượt là 182oC, 132oC, 110oC.
B. Do có nhóm -OH trong phân tử nên phenol tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử làm cho phenol có nhiệt độ sôi cao hơn C6H5Cl.
C. Phân tử của dẫn xuất halogen phân cực nên chúng có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn các hydrocarbon có phân tử khối tương đương.
D. Ba chất trên đều phản ứng được với dung dịch NaOH.
B. đúng
Câu 7. Catechin là một chất kháng oxi hóa mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè tươi, catechin chiếm khoảng 25 - 35% tổng trọng lượng khô. Ngoài ra, catechin còn có trong táo, lê, nho, ... Công thức cấu tạo catechin cho như hình
A. Công thức phân tử của catechin là C15H14O6.
B. Phân tử catechin có 5 nhóm -OH của phenol.
C. Catechin phản ứng được với dung dịch NaOH.
D. Catechin thuộc loại hợp chất thơm.
A. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 8. Picric acid được sử dụng như một chất phản ứng để nhuộm mẫu vật khi nó làm việc với các thao tác của kính hiển vi. Picric acid sử dụng trong hóa hữu cơ nhằm tạo thành muối kết tinh của base hữu cơ (picrate) cho việc nhận dạng và xác định tính chất. Picric acid cũng đã được sử dụng trong một số thuốc thử được sử dụng để phân tích nồng độ glucose. Picric acid có công thức cấu tạo như hình dưới đây.
A. Picric acid là sản phẩm thu được khi cho phenol tác dụng với dung dịch nitric acid đặc (xúc tác sulfuric acid đặc).
B. Ở điều kiện thường, picric acid là những tinh thể màu vàng.
C. Picric acid là một trong những hợp chất có tính acid mạnh nhất của phenol.
D. Khối lượng phân tử của picric acid là 292 g/mol.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
Câu 9. Tiến hành hai thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch phenol dạng huyền phù. Nhỏ từ từ khoảng 2 mL dung dịch sodium carbonate 1 M vào ống nghiệm. Lắc đều ống nghiệm và quan sát hiện tượng.
Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mL dung dịch phenol 5% vào ống nghiệm và thêm vài giọt nước bromine bão hòa. Lắc đều ống nghiệm và quan sát hiện tượng.
A. Ở thí nghiệm 1, phenol tan trong dung dịch sodium carbonate và thấy có sủi bọt khí.
B. Ở thí nghiệm 2, thấy xuất hiện kết tủa trắng.
C. Chất kết tủa ở thí nghiệm 2 có phân tử khối là 331 g/mol.
D. Thí nghiệm 1 và 2 dùng để chứng minh phản ứng thế nguyên tử H ở vòng benzene của phenol dễ hơn benzene.
B. đúng
C. đúng
Câu 10. Rutin có nhiều trong hoa hoè. Rutin có tác dụng làm bền vững thành mạch, chống co thắt, chống phóng xạ tia X, chống viêm cầu thận cấp. Rutin có công thức cấu tạo như hình dưới:
A. Phân tử rutin có 6 nhóm -OH alcohol và 4 nhóm -OH phenol.
B. Rutin có công thức phân tử C27H30O16.
C. Có thể tách rutin từ hoa hoè như sau: chiết rutin từ hoa hoè bằng nước nóng sau đó để nguội, rutin sẽ tách ra.
D. Rutin không tan trong dung dịch sodium hydroxyde.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
Câu 1. Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và methanol phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 3,7185 mL khí H2 (đo ở điều kiện chuẩn 25 0C, áp suất 1 bar). Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 220 mL dung dịch NaOH 1M. Xác định giá trị của m?
Đáp án: 23,24
Gọi x, y lần lượt là số mol của C6H5OH và CH3OH
Phương trình phản ứng:
2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2
x x x 0,5x (mol)
2CH3OH + 2Na → 2CH3ONa + H2
y y y 0,5y (mol)
Theo đề cho ta có hệ phương trình:
=> x = 0,22 và y = 0,08
=> m = 0,22.94+0,08.32 = 23,24 (gam)
Câu 2. Phân tử chất A có một nguyên tử oxygen và có một vòng benzene. Trong A phần trăm khối lượng các nguyên tố C,H, O lần lượt là:76,6%, 6,39%, 17,01%. Số công thức cấu tạo có thể có của A?
Đáp án: 1
Do A chỉ có một nguyên tử oxygen nên phân tử khối chất
Từ % khối lượng các nguyên tố ta tìm được A chứa 6 nguyên tử C và 6 nguyên tử H.
Chỉ có 1 CTCT phù hợp là C6H5OH
Câu 3. Có bao nhiêu công thức cấu tạo các chất chứa vòng benzene có cùng công thức phân tử C7H8O?
Đáp án: 5
o-cresol/ 2 – methylphenol
m-cresol/ 3 – methylphenol
p-cresol/ 4 – methylphenol
benzyl alcohol/ phenylmethanol
Anisole/ methoxybenzene/ phenyl methyl ether
Câu 4. Trong vỏ quả cây vanilla có hợp chất mùi thơm dễ chịu, tên thường là vanillin. Công thức cấu tạo của vanillin như hình bên.
Mẫu vanillin đủ tiêu chuẩn dùng trong công nghiệp sản xuất dược phẩm và thực phẩm. Để định lượng một mẫu vanillin, người ta làm như sau: Hòa tan 0,120 gam mẫu trong 20 mL ethanol 96% và thêm 60 mL nước cất, thu được dung dịch X. Biết X phản ứng vừa đủ với 7,82 mL dung dịch NaOH nồng độ 0,1 M và tạp chất trong mẫu không phản ứng với NaOH. Hãy cho biết phần trăm khối lượng của vanillin trong mẫu trên?
Đáp án: 99,05%
Số mol NaOH là: 7,82.0,1/1000=7,82.10-4 (mol)
HOC6H3(OCH3)(CHO) + NaOH → NaOC6H3(OCH3)(CHO) + H2O
7,82.10-4 7,82.10-4
Phần trăm khối lượng vanillin trong mẫu trên là
Câu 5. Sơ đồ điều chế phenol từ benzene và các chất vô cơ như sau:
Tính khối lượng benzene cần thiết để điều chế được 9,4 kg phenol theo sơ đồ trên, biết hiệu suất của cả quá trình là 42%.
Đáp án: 18,57kg
Khối lượng benzene cần thiết là:
Câu 6. Phân tử chất X có một nguyên tử oxygen và một vòng benzene. Trong X, phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H và O lần lượt là 77,78%; 7,41% và 14,81%.
Cho một lượng chất X vào ống nghiệm chứa nước, thấy X không tan. Thêm tiếp dung dịch NaOH vào ống nghiệm, khuấy nhẹ, thấy X tan dần. Số công thức cấu tạo có thể có của X?
Đáp án: 3
Đặt công thức của X là CxHyO.
Khối lượng mol của X là: (16/14,81).100 = 108
Vậy CTPT của X là C7H8O
Thí nghiệm chứng tỏ X không tan trong nước nhưng tác dụng với NaOH, nên X là phenol. Vậy X có 3 CTCT thỏa mản là
Câu 7. Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Phổ khối lượng xác định phân tử khối của một trong những đồng phân của X là 108 gam/mol. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là bao nhiêu?
Đáp án: 5
Câu 8. Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzene có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC: mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với sodium thì thu được số mol khí hidrogen bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzene) thỏa mãn các tính chất trên?
Đáp án: 9
Ta có mC : mH : mO = 21 : 2 : 8
Vậy X có CTPT là C7H8O2.
Khi X phản ứng hoàn toàn với sodium thì thu được số mol khí hidrogen bằng số mol của X đã phản ứng
→ X có 2 nguyên tử H linh động.
X có 9 đồng phân gồm 3 chất: HO-C6H4-CH2OH (o, m, p) và 6 chất dưới đây:
Câu 9. Cho các chất sau: Kim loại Na, nước bromine, dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc); dung dịch NaHCO3; dung dịch Na2CO3. Số chất tác dụng được với phenol?
Đáp án: 5
Có 5 chất: Kim loại Na, nước bromine, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3 đặc (xúc tác H2SO4 đặc); dung dịch Na2CO3.
Câu 10. Cho các chất sau: C6H5OH, C6H5CH2OH, C2H5OH, HOC6H4OH, CH3C6H4OH, C6H5CH3, C6H5Cl. Có bao nhiêu chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
Đáp án: 3
Có 3 chất: C6H5OH, HOC6H4OH, CH3C6H4OH.