Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025
Câu 1. Thực hiện một số thí nghiệm đối với butanone, CH3COCH2CH3. Hiện tượng quan sát được trong mỗi thí nghiệm dưới đây là đúng hay sai?
A. Khi cho phản ứng với iodine trong môi trường kiềm, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
B. Khi đun nóng với thuốc thử Tollens, thấy có kết tủa màu đỏ được hình thành.
C. Khi cho phản ứng với nước bromine, thấy màu của nước bromine nhạt dần.
D. Khi đun nóng với kết tủa Cu(OH)2/OH-, thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
A. đúng
Câu 2. Lactic acid tích tụ trong các cơ khi thiếu oxygen. Việc này khiến các cơ có thể bị đau. Quá trình hình thành lactic acid như sau:
CH2OHCH(OH)CHO → CH3COCOOH → CH3CH(OH)COOH
glyceraldehyde Pyruvic acid Lactic acid
Mỗi phát biểu sau đây về quá trình trên là đúng hay sai?
A. Trong quá trình trên, có một nhóm aldehyde bị oxi hóa thành nhóm carboxylic acid.
B. Trong quá trình trên, có một nhóm ketone bị khử thành nhóm alcohol bậc hai.
C. Trong quá trình trên, có một nhóm alcohol bậc hai bị oxi hóa thành nhóm ketone.
D. Ba chất trên đều là hợp chất đa chức.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
Câu 3. Có thể phân biệt acetone và acetaldehyde bởi
A. dung dịch iodine trong NaOH.
B. thuốc thử Tollens.
C. Cu(OH)2/OH-, to.
D. nước bromine.
B. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 4. Hợp chất civetone (một trong những thành phần có trong nước hoa xưa nhất từng được biết đến) được chiết xuất từ cầy hương châu Phi. Nó có mùi xạ hương mạnh, nhưng trong dung dịch loãng, nó có mùi dễ chịu. Công thức cấu tạo của civetone như sau:
Civetone có thể tác dụng được với
A. hydrogen bromide.
B. sodium tetrahydridobarate(III).
C. thuốc thử Tollens.
D. Cu(OH)2/OH-, to.
A. đúng
B. đúng
Câu 5. Giả sử rằng, 1H và 3H có tính chất hóa học giống nhau.
Một mẫu ethanal chỉ chứa một loại đồng vị của hydrogen, cụ thể 1H. Chất này chuyển hóa thành chất Z, C2H6O bởi tác nhân NaBH4 (các nguyên tử hydrogen trong NaBH4 là 3H):
Chất Z, sau đó, bị chuyển hóa ngược lại thành ethanal và nước:
Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
A. Trong hỗn hợp sản phẩm lúc sau, cả ethanal và nước đều chứa nguyên tử 3H.
B. Trong hỗn hợp sản phẩm lúc sau, ethanal là sản phẩm duy nhất chứa nguyên tử 3H.
C. Chất Z là ethanol.
D. Ở phản ứng (1), CH3CHO bị khử; ở phản ứng (2), C2H6O bị oxi hóa.
A. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 6. Ba chất lỏng X, Y và Z có công thức phân tử là CnH2n+2O (n ≤ 3). Để xác định công thức cấu tạo mỗi chất, một học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho một ít mỗi chất lỏng vào 3 ống nghiệm, đánh số lần lượt là (1), (2) và (3).
- Bước 2: Đốt nóng các sợi dây đồng uốn hình lò xo đến khi sợi dây đồng hóa đen thì nhúng vào từng ống nghiệm, thấy cả ba ống nghiệm, dây đồng đều chuyển sang màu đỏ kim loại.
- Bước 3: Chia chất lỏng ở mỗi ống nghiệm thu được ở bước 2 thành 2 phần, mỗi phần thực hiện phản ứng với thuốc thử Tollens và iodine trong môi trường kiềm thì thu được kết quả ở bảng như sau:
A. X là ethanol.
B. Y là propan-1-ol.
C. Có 2 công thức thỏa mãn chất Z.
D. Ở bước 2, các chất X, Y, Z đều bị khử bởi kim loại đồng.
A. đúng
C. đúng
Câu 7. Mỗi cặp chất dưới đây có thể phân biệt bằng phản ứng tạo iodoform?
A. butanal và butanone.
B. pentan-2-one và pentan-3-ol.
C. propanone và propan-2-ol.
D. acetaldehyde và acetone.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
Câu 8. Mỗi phát biểu dưới đây về tính chất của hợp chất carbonyl là đúng hay sai?
A. Aldehyde phản ứng được với nước bromine.
B. Ketone và aldehyde đều không phản ứng được với Cu(OH)2/OH- ở nhiệt độ thường.
C. Aldehyde tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra bạc.
D. Trong các họp chất carbonyl, chỉ aldehyde bị khử bởi NaBH4.
A. đúng
B. đúng
C. đúng
Câu 9. Từ một loại tinh dầu thảo mộc, người ta tách được hợp chất hữu cơ A có mùi thơm. Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, người ta thấy rằng A chứa 81,82% c và 6,06% H về khối lượng, còn lại là O. Phổ MS cho thấy A có phân tử khối bằng 132. Trên phổ IR của A có một tín hiệu đặc trưng ở 1 746 cm-1. Chất A có phản ứng với thuốc thử Tollens, làm mất màu dung dịch Br2/CCl4 và khi bị oxi hoá bằng dung dịch KMnO4 nóng, thu được benzoic acid.
A. Từ kết quả phân tích nguyên tố và phân tích phổ MS, tìm được công thức phân tử của A là C6H12O3.
B. Từ phổ IR và phản ứng với thuốc thử Tollens, chứng tỏ A có chứa nhóm -C(H)=O.
C. Chất A làm mất màu dung dịch Br2/CCl4 nên càng chắc chắn A có chứa nhóm aldhyde.
D. Khi bị oxi hoá bằng dung dịch KMnO4 nóng, thu được benzoic acid, chứng tỏ A là dẫn xuất một lần thế của benzene.
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 10. Chất X có phản ứng với thuốc thử Tollens nhưng không phản ứng tạo iodoform. X có thể là
A. C6H4COCH3.
B. C6H5CH2CHO.
C. C6H5CH(OH)CH3.
D. HCHO.
B. đúng
D. đúng
Câu 1. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo chứa nhóm carbonyl ứng với công thức phân tử C5H10O?
Đáp án: 7
Câu 2. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thuộc loại ketone có công thức phân tử C6H12O và có phản ứng tạo iodoform?
Đáp án: 4
Câu 3. Cho dãy các chất:
Có bao nhiêu chất trong dãy trên KHÔNG phản ứng với thuốc thử Tollens?
Đáp án: 6
Câu 4. Hợp chất A có công thức phân tử C9H10O. Chất A tạo kết tủa vàng khi đun nóng với iodine và NaOH. Chất này không bị khử bởi thuốc thử Tollens, cũng không làm mất màu nước bromine. Khi oxi hóa bởi chromic acid, chất A tạo tạo carboxylic acid có công thức C7H6O2. Chất A có thể là chất nào trong các chất sau?
Đáp án: 1
Câu 5. Hợp chất hữu cơ X có thành phần phần trăm các nguyên tố về khối lượng: %C = 62,07%; %H = 10,34%; còn lại là O.
Cho biết phổ khối lượng và phổ IR của chất hữu cơ X như sau:
Chỉ ra công thức cấu tạo phù hợp với X trong số các chất sau:
Đáp án: 2
Câu 6. Cho các tác nhân phản ứng:
(a) H2/Pd, to (b) LiAlH4 (c) NaBH4 (d) dung dịch brom
Có bao nhiêu tác nhân ở trên có thể chuyển hóa RCHO thành RCH2OH?
Đáp án: 3
Câu 7. Cho các phản ứng sau:
Có bao nhiêu phản ứng mà sản phẩm tạo thành aldehyde?
Đáp án: 2
Câu 8. Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển giao thông không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở. Để xác định hàm lượng rượu trong máu người lái xe, người ta sử dụng phương pháp chuẩn độ ethanol có trong mẫu huyết tương bằng K2Cr2O7, môi trường aciD. Khi đó Cr bị khử thành Cr (đổi từ màu vàng cam sang xanh), C2H5OH bị oxi hoá thành CH3CHO.
Khi chuẩn độ 5 mL mẫu huyết tương máu của một người lái xe cần dùng 2 mL dung dịch K2Cr2O7 0,01 M. Tính khối lượng ethanol (theo mg) trong 100 mL máu. Giả sử rằng trong thí nghiệm trên chỉ có ethanol tác dụng với K2Cr2O7.
Đáp án: 55,2
Câu 9. Thực hiện phản ứng oxi hoá 4,958 L C2H4 (đkc) bằng O2 (xúc tác PdCl2, CuCl2) thu được chất (X) đơn chức. Cho toàn bộ lượng chất (X) tác dụng với hydrogen cyanide (HCN) dư, thu được 7,1 gam CH3CH(CN)OH (cyanohydrin). Tính hiệu suất quá trình tạo CH3CH(CN)OH từ C2H4?
Đáp án: 50
Câu 10. X là hợp chất no, mạch hở, chỉ chứa nhóm chức aldehyde và có công thức phân tử là C3H4O2. Cho 1 mol X phản ứng với thuốc thử Tollens thì số mol Ag kim loại tối đa thu được là bao nhiêu?
Đáp án: 4