Tổng hợp 20 câu Trắc nghiệm Đúng sai Trả lời ngắn Hóa 11 Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá học có đáp án chi tiết bám sát chương trình học Sách mới năm học 2024-2025
Câu 1. Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch. Vậy tại thời điểm cân bằng
A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch.
B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng.
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch dừng hẳn.
C. đúng
D. đúng
Câu 2. Trong dung dịch muối dichromate luôn có cân bằng:
Cr2O72- + H2O ⇌ 2CrO42- + 2H+
(da cam) (vàng)
A. Nếu thêm vài giọt dung dịch acid HCl vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch từ màu vàng chuyển thành màu da cam.
B. Nếu thêm dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng.
C. Nếu thêm vài giọt dung dịch K2CrO4 thì cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.
D. Dung dịch có màu da cam trong môi trường kiềm.
A. đúng
B. đúng
Câu 3. Cho các phát biểu sau về phản ứng thuận nghịch và phản ứng một chiều.
A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm không phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu.
B. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.
C. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn.
D. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện.
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 4. Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch
A. Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản nghịch.
B. Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.
C. Ở trạng thái cân bằng, nồng độ chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ chất ban đầu.
D. Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.
A. đúng
D. đúng
Câu 5. Cho cân bằng hoá học sau:
Cho các phát biểu sau.
A. Các yếu tố làm chuyển dịch cân bằng trên là nhiệt độ, nồng độ, áp suất.
B. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất thì cân bằng không bị chuyển dịch.
C. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ H2, hoặc I2 thì giá trị hằng số cân bằng tăng.
D. Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
A. đúng
B. đúng
D. đúng
Câu 6. Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:
A. Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.
B. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất thì cân bằng không bị chuyển dịch.
C. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ H2 cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
D. Khi thêm chất xúc tác, cân bằng không chuyển dịch.
A. đúng
C. đúng
D. đúng
Câu 7. Cho các phát biểu sau về cân bằng hóa học.
A. Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
B. Ở trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.
C. Trong hệ đạt trạng thái cân bằng hóa học, luôn có mặt của các chất sản phẩm, các chất phản ứng có thể không có.
D. Ở trạng thái cân bằng hóa học, nồng độ các chất phản ứng giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch.
A. đúng
D. đúng
Câu 8. Xét phản ứng sau đang ở trạng thái cân bằng
A. Thêm CaCO3 vào bình phản ứng làm cân bằng chuyển dịch sang phải.
B. Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng làm cân bằng chuyển dịch sang trái.
C. Tăng dung tích của bình phản ứng cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
D. Thêm chất xúc tác, không làm dịch chuyển cân bằng.
C. đúng
D. đúng
Câu 9. Phản ứng thuận nghịch
A. Trong phản ứng thuận nghịch, chiều từ trái sang phải được gọi là chiều thuận.
B. Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái tại đó tốc độ phản ứng thuận lớn hơn tốc độ phản ứng nghịch.
C. Trong phản ứng thuận nghịch, hằng số cân bằng của phản ứng xác định chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. Phương trình hóa học của phản ứng thuận nghịch được biểu diễn bằng hai mũi tên ngược chiều nhau.
A. đúng
D. đúng
Câu 10. Cho phản ứng thuận nghịch: H2 (g) + I2(g) ⇄ 2HI (g).
A. Tốc độ phản ứng thuận giảm dần và tốc độ phản ứng nghịch tăng dần đến khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng.
B. Theo thời gian, nồng độ của I2 và H2 giảm dần tới 0.
C. Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là:
D. Khi tăng áp suất, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.
A. đúng
C. đúng
Câu 1. Khi tăng áp suất, có bao nhiêu phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận ?
Đáp án: 1
Câu 2. Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2 (g) + O2 (g) ⇄ 2SO3 (g) ; ∆H < 0. Cho các biện pháp : (a) tăng nhiệt độ, (b) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (c) hạ nhiệt độ, (d) dùng thêm chất xúc tác V2O5, (đ) giảm nồng độ SO3, (e) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Có bao nhiêu biện pháp làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
Đáp án: 3
Có 3 biện pháp là (b) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (c) hạ nhiệt độ, (đ) giảm nồng độ SO3.
Câu 3. Khi tăng nhiệt độ, có bao nhiêu phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận ?
Đáp án: 3
Câu 4. Có bao nhiêu phản ứng dưới đây là phản ứng thuận nghịch?
Đáp án: 3
Câu 5. Hằng số KC của một phản ứng phụ thuộc vào mấy yếu tố trong các yếu tố sau:
Nồng độ; Nhiệt độ; Áp suất; Chất xúc tác.
Đáp án: 1
Có 1 yếu tố là nhiệt độ.
Câu 6. Xét phản ứng xảy ra trong lò luyện gang:
Có bao nhiêu tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận: tăng áp suất; giảm nồng độ CO2, tăng nhiệt độ; thêm chất xúc tác; tăng nồng độ Fe2O3; tăng nồng độ CO.
Đáp án: 2
Có 2 yếu tố là giảm nồng độ CO2; tăng nồng độ CO.
Câu 7. Trong công nghiệp, hydrogen được sản xuất từ phản ứng:
CH4(g) + H2O(g) ⇄ 3H2(g) + CO(g)
Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng trên ở 760oC. Biết ở nhiệt độ này, tất cả các chất đều ở thể khí và nồng độ mol của CH4, H2O, H2 và CO ở trạng thái cân bằng lần lượt là 0,126 M; 0,242 M; 1,150 M và 0,126 M.
Đáp án: 6,28
Câu 8. Cho 0,4 mol SO2 và 0,6 mol O2 vào một bình dung tích 1 lít được giữ ở một nhiệt độ không đổi. Phản ứng trong bình xảy ra như sau:
2SO2(g) + O2(g) ⇄ 2SO3(g)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, lượng SO2 trong bình là 0,3 mol. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp SO3 ở nhiệt độ trên.
Đáp án: 20
Do dung tích bình là 1 lít nên giá trị nồng độ bằng giá trị của số mol.
Câu 9. Cho cân bằng hoá học sau:
CO (g) + H2O (g) ⇄ H2 (g) + CO2 (g)
Ở 700 °C, hằng số cân bằng Kc = 8,3. Cho 1 mol khí CO và 1 mol hơi nước vào bình kín dung tích 10 lít và giữ ở 700 °C. Tính nồng độ CO ở trạng thái cân bằng.
Đáp án: 0,026
Câu 10. Trong bình kín chứa 1 mol H2, 1 mol N2. Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, có 0,4 mol NH3 được tạo thành. Tính hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp NH3.
Đáp án: 3,125