Ôn thi môn Lịch sử cho kỳ thi THPT Quốc gia 2025 đòi hỏi sự tập trung cao độ và phương pháp học hiệu quả. Để giúp các bạn học sinh vượt qua môn học này một cách dễ dàng, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu ôn thi mới nhất, bám sát nội dung đề thi và xu hướng ra đề mới nhất. Các bạn sẽ có thể làm online hoặc chọn phương án tải về in ra để luyện (ở cuối bài).
Câu 1: Đâu không phải nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?
A. Kinh tế đối ngoại phát triển.
B. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng.
C. Thị trường xuất khẩu giảm.
D. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng.
Chọn C
Câu 2: Đâu không phải là thành tựu về chính trị, an ninh – quốc phòng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?
A. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.
B. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
C. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
D. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố tăng cường.
Chọn A
Câu 3: Đâu không phải là thành tựu cơ bản về văn hóa – xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam?
A. Tỉ lệ hộ có thu nhập trung bình và thu nhập cao ngày càng tăng.
B. Tỉ lệ hộ nghèo giảm.
C. Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.
D. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng, tuổi thọ trung bình giảm.
Chọn D
Câu 4: Thành tựu nổi bật về an ninh – quốc phòng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là
A. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
B. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo được thực hiện thành công.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và tương đối bền vững.
D. Thị trường xuất, nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng.
Chọn A
Câu 5: Thành tựu hội nhập quốc tế về chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam là
A. Tăng cường mối quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.
B. Đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.
D. Triển khai hợp tác, giao lưu văn hóa, thông tin đối ngoại với nhiều quốc gia và khu vực
Chọn A
Câu 6: Đâu không phải là bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam?
A. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin.
B. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách thức làm phù hợp.
C. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
D. Kết hợp sức mạnh của quốc tế về cách mạng khoa học, công nghệ.
Chọn D
Câu 7: Một trong những thành tựu kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990-2005 là
A. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp tăng nhanh.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nước ta liên tục là nước xuất siêu.
C. Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển ở trình độ cao.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nông nghiệp và công nghiệp đạt được nhiều thành tựu vững chắc
Chọn D
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay?
A. Lạm phát được kiểm soát tốt.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển biến.
C. Mức sống của dân cư rất cao.
D. Tăng trưởng kinh tế khá cao.
Chọn C
Câu 9: Đâu không phải là thành tựu về giáo dục, khoa học – công nghệ trong hội nhập quốc tế?
A. Có nhiều hợp tác đi vào chiều sâu bao gồm hầu hết các lĩnh vực quản lí môi trường.
B. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia và vùng lãnh thổ.
C. Là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế.
D. Hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Chọn A
Câu 10: Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp khi tiến hành công cuộc đổi mới là
A. Tự túc được một phần lương thực
B. Trở thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
C. Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất Đông Nam Á.
D. Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.
Chọn B
Câu 11: Tại sao năm 2020 và 2021, mức tăng trưởng kinh tế GDP chỉ đạt 2,91% và 2,59%?
A. Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
B. Do khủng hoảng tài chính châu Á.
C. Do khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
D. Do người tiêu dùng chuyển sang mua hàng online.
Chọn A
Câu 12: Khuyết điểm và yếu kém của Việt Nam sau 10 năm Đổi mới là
A. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
B. Nước ta còn nghèo và kém phát triển, chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển.
C. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
D. Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.
Chọn B
Câu 13: Trách nhiệm của học sinh đối với đất nước trong xã hội hiện đại ngày nay là gì?
A. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; luôn giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, bạn bè, địa phương và luôn hướng về cội nguồn.
B. Ủng hộ những hành vi tệ nạn xã hội.
C. Mê tín đồng bóng, bói toán,...
D. Có lối sống xa đọa trụy lạc
Chọn A
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau:
Nhìn lại 38 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
A. Công cuộc đổi mới của Đảng bắt đầu được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
( tháng 12 năm 1986) của Đảng.
B. Đoạn tư liệu trên cho thấy đường lối đổi mới của Đảng là hoàn toàn đúng đắn.
C. Đoạn tư liệu trên cho thấy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã thành công.
D. Công cuộc đổi mới đã đưa nước ta lên tầm vị thế của một cường quốc trên trường quốc tế.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau:
Trước đổi mới, Việt Nam là một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra gay gắt, tỉ lệ lạm phát có lúc lên đến 774,7%, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu lương thực triền miên, khoảng ¾ dân số sống ở mức nghèo khổ. Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình khoảng gần 7% mỗi năm.
A. Đoạn tư liệu đã khái quát tình hình Việt Nam trước khi tiến hành đổi mới.
B. Đoạn tư liệu cho thấy việc đổi mới là thực sự cấp thiết đối với Việt Nam.
C. Đổi mới đã đem lại những kết quả ban đầu cho Việt Nam, tuy nhiên chưa được như mong đợi.
D. Đường lối đổi mới đã đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau:
“Việt Nam đã và đang xây dựng được một nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu với hàng loạt các ngành hàng có năng lực cạnh tranh cao và kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh chóng như hàng dệt-may, giày, dép, thủy sản, một số hàng nông sản và công nghiệp nhẹ. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu ngân sách”.
A. Tư liệu trên nói về thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
B. Quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế được thực hiện ngay sau ngày miền Nam được giải phóng.
C. Quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế của Việt Nam đang diễn ra khá thuận lợi.
D. Công nghiệp luyện kim và khai khoáng đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 4: Cho bảng dữ kiện về một số thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Lĩnh vực | Thành tựu |
Hội nhập chính trị | Việt Nam tăng cường mối quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống. |
Hội nhập kinh tế | Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu |
Hội nhập an ninh-quốc phòng | Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước |
A.Về chính trị, Việt Nam chỉ quan hệ với các đối tác chiến lược,đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.
B.Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam.
C.Về an ninh – quốc phòng, Việt Nam tập trung vào quan hệ song phương.
D.Việt Nam đang tham gia mạnh mẽ và chủ động vào xu thế toàn cầu hóa
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 5: Cho bảng dữ kiện về một số thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Lĩnh vực | Thành tựu |
Y tế | Việt Nam đã thực hiện được các kỹ thuật cao trong y tế chuyên sâu, đạt được trình độ cao tương đương với các nước có nền y học hiện đại trong khu vực và trên thế giới. |
Giáo dục, khoa học- công nghệ | Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế. |
An ninh-quốc phòng | Trên bình diện đa phương, Việt Nam chủ động tham gia và đề xuất sáng kiến tại các diễn đàn hợp tác quốc phòng đa phương trong khu vực và trên thế giới. |
A. Nền y tế Việt Nam đã sánh ngang với những nền y tế phát triển trên thế giới.
B. Về an ninh – quốc phòng, Việt Nam tập trung vào quan hệ đa phương.
C. Giáo dục, khoa học công nghệ Việt Nam từng bước khẳng định được vị thế của mình.
D. Việt Nam đang rất tích cực và chủ động hội nhập với thế giới.
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 6: Đọc đoạn tư liệu sau:
Từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn, có cơ sở vật chất- kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội lạc hậu, trình độ rất thấp, ngày nay, Việt Nam đã vươn lên trở thành một quốc gia có quy mô dân số gần 100 triệu người, thuộc nhóm nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp; văn hóa- xã hội có bước phát triển mạnh mẽ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
A. Với công cuộc đổi mới, Việt Nam đã trở thành nước công nghiệp mới.
B. Cơ sở vật chất- kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đang có sự thay đổi tích cực
C. Việt Nam đã vượt qua được “bẫy” thu nhập trung bình.
D. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của Đảng là phù hợp.
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 7: Cho bảng dữ kiện về một số thành tựu kinh tế của công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tốc độ tăng trưởng | -Trong thời kỳ đổi mới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam khá cao và tương đối bền vững. Từ 1986 đến nay Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 6%/ năm. Thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. |
Cơ cấu kinh tế |
- Các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong cơ cấu GDP.
|
Cơ sở hạ tầng | - Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện và xây dựng hiện đại. |
A. Việt Nam thuộc nhóm nước phát triển nhất trong khu vực và trên thế giới.
B. Từ khi thực hiện đổi mới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn được duy trì.
C. Đổi mới đã làm cho số người lao động trong ngành nông nghiệp giảm đi.
D. Việc đi lại, giao thương của người dân đã thuận lợi hơn so với thời kỳ trước đổi mới.
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 8: Đọc đoạn tư liệu sau:
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Việt Nam tập trung tăng cường, củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng và các nước ASEAN, các nước có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các nước có quan hệ truyền thống kết hợp các hoạt động ngoại giao với hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục, du lịch và một số lĩnh vực khác phục vụ thiết thực sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
A.Tư liệu trên khái quát đường lối phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới.
B.Tư liệu trên khái quát chính sách ngoại giao của Việt Nam thời kỳ đổi mới
C. Tư liệu trên khẳng định quan điểm của Việt Nam trong quan hệ với các nước
D. Ngoại giao kinh tế được nhà nước Việt Nam chú trọng và quan tâm.
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 9: Đọc đoạn tư liệu sau:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thông thoáng, công khai , minh bạch, thuận lợi hơn cho sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế nhiều thành phần hình thành và phát triển, các thành phần kinh tế đều có đóng góp tích cực vào phát triển đất nước
A. Với công cuộc đổi mới, cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã bị xóa bỏ.
B. Người dân có điều kiện làm giàu nhờ tự do sản xuất, buôn bán trong khuôn khổ pháp luật.
C. Kinh tế nhà nước không còn vai trò trong sự phát triển của đất nước
D. Kinh tế tư nhân có đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 10: Đọc đoạn tư liệu sau:
Từ tháng 6/2014, Việt Nam đã chính thức cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc Tính đến tháng 8/2020, Việt Nam đã cử 50 lượt sĩ quan tham gia các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung phi và Nam Xu đăng; đã tổ chức triển khai 2 bệnh viện dã chiến cấp 2 mỗi bệnh viện gồm 63 quân nhân tại phái bộ Nam Xu đãng và đang tích cực chuẩn bị Đội công binh để triển khai tới phái bộ theo yêu cầu của Liên hợp quốc
A. Đoạn trích trên nói đến thành tựu trong lĩnh vực hội nhập an ninh -quốc phòng của Việt Nam.
B. Nền quốc phòng – an ninh của Việt Nam được Liên hợp quốc ghi nhận.
C. Hành động của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền của Nam Xu đăng và Cộng hòa Trung phi.
D. Việt Nam đang từng bước tham gia vào việc giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng