Ôn thi môn Lịch sử cho kỳ thi THPT Quốc gia 2025 đòi hỏi sự tập trung cao độ và phương pháp học hiệu quả. Để giúp các bạn học sinh vượt qua môn học này một cách dễ dàng, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu ôn thi mới nhất, bám sát nội dung đề thi và xu hướng ra đề mới nhất. Các bạn sẽ có thể làm online hoặc chọn phương án tải về in ra để luyện (ở cuối bài).
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975-1985?
A. Hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa
B. Phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.
C. Thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á.
D. Thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác
Chọn B
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay?
A. Triển khai kí kết các hiệp ước bảo vệ lãnh thổ biển đảo trên Biển Đông.
B. Củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống, mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác khác
C. Tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
D. Tích cực hợp tác nhằm bảo vệ môi trường, giao lưu văn hóa và hỗ trợ nhân đạo.
Chọn A
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động của Việt Nam trong việc thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế và các nước khác trong giai đoạn 1975-1985?
A. Tích cực đấu tranh chống chính sách cấm vận của Mĩ.
B. Hợp tác giải quyết các vấn đề nhân đạo.
C. Đẩy mạnh quan hệ với các nước tư bản, thành lập cơ quan đại diện ngoại giao ở nhiều nước
D. Chủ trương thúc đẩy đối thoại, từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước thành viên ASEAN.
Chọn D
Câu 4: Quan hệ giữa Việt Nam với phần lớn các nước trên thế giới đã từng bước được cải thiện và mở rộng trong bối cảnh nào?
A. Việt Nam đang trong quá trình thống nhất đất nước
B. Sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới.
C. Sau khi Việt Nam kí Hiệp ước Sơ bộ.
D. Trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
Chọn B
Câu 5: Để đảm bảo hòa bình, ổn định, bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc, Việt Nam tham gia đàm phán và kí kết các thỏa thuận, các hiệp định về
A. chương trình cắt giảm thuế ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT).
B. đối tác xuyên Thái Bình Dương.
C. phân định biên giới trên bộ, trên biển.
D. Liên minh kinh tế Á – Âu.
Chọn C
Câu 6: Việt Nam đã có hoạt động đối ngoại nào đối với Trung Quốc nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của Tổ quốc?
A. Kí kết các hiệp ước về biên giới trên đất liền và phân định vịnh Bắc Bộ.
B. Kí hiệp định tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
C. Kí Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực
D. Kí Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU.
Chọn A
Câu 7: Việt Nam kí kết Nghị định thư Ki-ô-tô nhằm mục đích gì?
A. cam kết giảm lượng phát thải khí nhà kính.
B. phát triển kinh tế bền vững.
C. giao lưu văn hóa, nghệ thuật đa quốc gia
D. phát triển giáo dục, nghệ thuật giữa các nước châu Á.
Chọn A
Câu 8: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1975-1985 là
A. giải quyết xung đột về biên giới, lãnh thổ, lãnh hải, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia
B. kí kết các hiệp ước về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học – kĩ thuật.
C. không ngừng củng cố quan hệ cùng hợp tác, phát triển hòa bình.
D. thúc đẩy đối thoại về chính trị, từng bước quan hệ ngoại giao.
Chọn A
Câu 9:“Hợp tác, bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” là định hướng chung cho hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam tại
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991).
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996).
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001).
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006).
Chọn A
Câu 10: Một trong những thách thức Việt Nam gặp phải trong hoạt động đối ngoại thời kì đổi mới
A. Nền kinh tế còn chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người chưa cao.
B. Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt.
C. Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.
D. Nhiều nước trên thế giới chưa muốn hợp tác với Việt Nam.
Chọn B
Câu 11: Trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược và Đối tác Toàn diện tại Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương, Việt Nam đã trao tặng vật tư y tế trong đại dịch Covid-19 cho các nước nào?
A. Ô-xtrây-li-a, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan.
B. Ô-xtrây-li-a, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan.
C. Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Pháp, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan.
D. Ô-xtrây-li-a, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan.
Chọn B
Câu 12: Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia đã đạt được nhiều thỏa thuận trong phát triển đường biên giới hòa bình, hữu nghị. Cột mốc đó có tên gọi là?
A. Ngã ba Độc Lập.
B. Cột mốc số 0.
C. Cột mốc 1305.
D. Ngã ba Đông Dương.
Chọn D
Câu 13: Việt Nam từ khi gia nhập tổ chức Liên hợp quốc có những đóng góp nào?
A. có mối quan hệ chặt chẽ, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực đối với Liên hợp quốc
B. trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008-2009.
C. có tiếng nói ngày càng quan trọng trong tổ chức Liên hợp quốc
D. có những đóng góp vào thực hiện trong nhiều lĩnh vực như chống tham nhũng, chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, quyền trẻ em.
Chọn D
Câu 14: Mục tiêu của hoạt động đối ngoại Việt Nam trong thời kì Đổi mới là
A. phát triển quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á.
B. phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.
C. phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
D. phát triển chính trị và nâng cao vị thế đất nước trong Liên hợp quốc
Chọn C
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tích cực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội đồng thời củng cố quốc phòng an ninh, phát huy tác dụng của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tăng cường đoàn kết với Lào và Cam-pu-chia, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, làm cho ba nước Đông Dương trở thành lực lượng vững chắc của cách mạng và hoà bình ở Đông Nam Á. Củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Xây dựng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước trong thế giới thứ ba, cùng các nước khác trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình.
(Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghị quyết lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III ngày 29-9-1975 về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, Trích trong Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 36, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.401)
a) Tư tưởng cơ bản trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
b) Công tác đối ngoại của Việt Nam nhằm mục tiêu giữ vững nền độc lập dân tộc, sự tự chủ về kinh tế, chính trị của đất nước
c) Đối tượng của chính sách đối ngoại của Việt Nam chỉ bao gồm các nước xã hội chủ nghĩa và củng cố khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.
d) Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động đấu tranh vì hoà bình và là thành viên sáng lập của Phong trào Không liên kết.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 2. Cho bảng dữ kiện về một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam những năm 1975-1985:
Thời gian |
Hoạt động |
Tháng 10 - 1975 | Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô. Hai bên kí các hiệp định tương trợ |
1976 | Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức gia nhập Phong trào Không liên kết. |
1977 |
- Việt Nam kí với Lào Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác - Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc - Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước liên chính phủ |
1978 |
- Việt Nam kí với Liên Xô bản Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, Liên Xô sẽ tiếp tục hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt theo tinh thần tương trợ, đoàn kết. - Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế và kí nhiều hiệp ước hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. - Việt Nam và Mĩ đã có nhiều trao đổi, đàm phán và có một số chuyển biến bước đầu trong quan hệ giữa hai nước |
1979 |
- Việt Nam giúp nhân dân Cam-pu-chia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ - Việt Nam đã tham gia 33 tổ chức và 19 điều ước quốc tế. |
a) Việt Nam có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các nước xã hội chủ nghĩa
b) “Hòn đá tảng” trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam là củng cố mối quan hệ với ASEAN.
c) Việt Nam và Mĩ đã bình thường hoá mối quan hệ, từng bước trở thành đối tác chiến lược của nhau.
d) Việt Nam có nhiều hoạt động tích cực để mở rộng các quan hệ đối ngoại với các nước
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 3.
Tháng 1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân danh Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gửi thư đến Chủ tịch Đại hội đồng LHQ bày tỏ nguyện vọng Việt Nam gia nhập LHQ. Trải qua thăng trầm lịch sử, ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc, Kể từ đó, Việt Nam luôn là một đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện các sứ mệnh của Liên hợp quốc, Hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc phát triển mạnh mẽ, sâu rộng và hiệu quả. Các chương trình, dự án của Liên hợp quốc đã đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhất là phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, chia sẻ kinh nghiệm phát triển trong nhiều lĩnh vực Thông qua mô hình hợp tác ba bên với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, Việt Nam tích cực chia sẻ tri thức, kinh nghiệm có được từ công cuộc đổi mới với các nước đang phát triển, nhất là kinh nghiệm về đổi mới kinh tế, hội nhập quốc tế, phát triển nông nghiệp, y tế, giáo dục,... Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc những năm qua đã góp phần quan trọng củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
(Bùi Thanh Sơn, 45 năm quan hệ Việt Nam - Liên Hợp Quốc: Đối tác tin cậy vì hòa bình, hợp tác và phát triển, báo Chính phủ điện tử, ngày 19-9-2022)
a) Việc gia nhập Liên hợp quốc là mốc đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam.
b) Việt Nam trở thành thành viên tích cực, có nhiều đóng góp hiệu quả vào thực hiện các sứ mệnh của Liên hợp quốc
c) Ngay sau khi có nguyện vọng, Việt Nam đã được chấp nhận trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc
d) Quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc khá đa dạng, nhưng chủ yếu là trên các vấn đề về dân chủ và dân quyền.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Trong thời gian từ năm 1976 đến 1986, Việt Nam thiết lập các cơ quan đại diện ngoại giao ở Nhật Bản, Canađa, Cộng hoà Liên bang Đức, Ôxtrâylia Nhiều đoàn cấp cao của Việt Nam đi thăm các nước Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản nhằm mở ra quan hệ kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học kĩ thuật với các nước thuộc khu vực này.
Năm 1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc Trong khoảng 10 năm đầu, Liên hợp quốc đã viện trợ không hoàn lại Việt Nam 527,9 triệu đô la Mĩ. Sự tham gia và hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc thời kì này đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội và khoa học kĩ thuật.
a) Việt Nam luôn ưu tiên thiết lập và củng cố các mối quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa
b) Hoạt động đối ngoại của Việt Nam 1975-1986 đã bước đầu thoát khỏi thế bao vây của Mĩ.
c) Việt Nam đã cố gắng mở rộng quan hệ với các nước tư bản phát triển và các tổ chức quốc tế.
d) Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế đầu tiên mà Việt Nam trở thành thành viên chính thức
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Ngay sau khi giải phóng miền Nam, ngày 28-5-1975, Việt Nam gửi thông điệp cho Hoa Kì về việc duy trì quan hệ với Hoa Kì. Trên tinh thần Hiệp định Pari, quan hệ Việt – Mĩ được thảo luận qua nhiều cuộc gặp gỡ giữa đại diện hại nước tại Pháp. vào thời gian 1976-1977. Đầu năm 1977, Tổng thống Mỹ J. Cát-tơ lên cầm quyền đã điều chỉnh một số chính sách với Việt Nam, tán thành Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc Tháng 9 năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc Từ năm 1979 đến suốt những năm 80, Mĩ thi hành chính sách bao vây, cấm vận với Việt Nam khiến cho kinh tế Việt Nam vốn chưa phục hồi sau chiến tranh ngày càng trở nên hết sức khó khăn. Quan hệ quốc tế của Việt Nam bị hu hẹp. Cùng với những sai lầm do chủ quan, duy ý chí trong việc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sự tiến công của các lực lượng thù địch bên ngoài làm cho đất nước ngày càng khó khăn, kinh tế - xã hội.
a) Quan hệ Việt - Mĩ những năm 1975 – 1985 có những diễn biến hết sức phức tạp, tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam.
b) Giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho Việt Nam là tiến hành đổi mới để đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
c) Trong thập niên 80 của thế kỉ XX, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng bị bao vây cấm vận, không ngừng mở rộng các quan hệ quốc tế.
d) Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mĩ dưới thời Tổng thống Cát-tơ là nhân tố khách quan góp phần để Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Ngay sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, từ ngày 30 tháng Tư 1975, chính quyền Mĩ đã tiến hành phong toả tài sản của Việt Nam, ngày 15 tháng Năm 1975 tuyên bố cấm vận thương mại, phủ quyết việc Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc… Mặt khác, Hoa Kì vẫn để ngỏ khả năng cải thiện quan hệ với Việt Nam. Đầu năm 1977, khi lên cầm quyền, Tổng thống Mĩ Cát-tơ đã thi hành một số điều chỉnh trong chính sách đối ngoại với Việt Nam, chủ trương bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.
Từ cuối năm 1978, Liên Xô mở rộng ảnh hưởng ra nhiều khu vực trên thế giới, quan hệ Liên Xô và Việt Nam ngày càng được tăng cường, quan hệ Trung Quốc – Việt Nam ngày càng căng thẳng. Mĩ huỷ bỏ vòng đàm phám Hoa Kì – Việt Nam và phối hợp với các nước thực hiện chính sách bao vây cấm vận Việt Nam.
a) Đấu tranh chống chính sách cấm vận của chính quyền Mĩ là một nhiệm vụ chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại thắng Xuân 1975.
b) Mối quan hệ tam giác Mĩ – Trung – Xô có ảnh hưởng lớn đến chính sách và kết quả hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1985.
c) Hành động thù địch đối với Việt Nam của chính quyền Mĩ được thể hiện khá rõ nét trong thời gian dài sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
d) Sau khi Mĩ tuyên bố chấm dứt chính sách cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau:
Ngày 5 tháng Bảy năm 1976, Chính phủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố chính sách bốn điểm đối với các nước Đông Nam Á với các nội dung sau: 1- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình; 2- Không để lãnh thổ của nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp vào các nước khác trong khu vưc; 3- Thiết lập quan hwj hữu nghị láng giềng tốt, giải quyết các vấn đề tranh cháp thông qua thương lượng; 4- Phát triển hợp tác vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng mỗi nước vì lợi ích độc lập dân tộc, hoà bình, trung lập thực sự ở Đông Nam Á.
a) Việt Nam luôn cố gắng cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng ở Đông Nam Á.
b) Chính sách đối ngoại của Việt Nam phù hợp với nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
c) Chính sách trên của Việt Nam trở thành nội dung của Hiệp ước thân thiện và hợp tác
d) Các nước Đông Nam Á đã thiết lập quan hệ với Việt Nam ngay sau Đại thắng Xuân 1975.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau:
Tháng 9 năm 1975, Bí thư thứ nhất Đảng Lao Động Việt Nam Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô. Hai bên đã kí một số hiệp định hợp tác, Theo đó, Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng một số cơ sở kinh tế quan trọng như Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, nhiệt điện Phả Lại, nhà máy xi măng Bỉm Sơn…, hợp tác khai thác dầu khí.
Tháng 7 năm 1977, Việt Nam gia nhập Ngân hàng của Hội đồng tương trợ kinh tế. Năm 1978, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.
Tháng 10 năm 1878, Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác cùng với năm nghị định kèm theo.
Tháng 5 năm 1979, Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp định liên chính phủ về việc cho phép tàu hải quân Liên Xô được ra vào, ghé đậu và máy bay Liênb Xô được hạ cánh ở Cam Ranh.
Trong những năm 1981-1985, Viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam tăng gấp đôi so với 5 năm trước, giá trị tương đương hơn 4,5 tỷ đô la Mỹ.
a) Việt Nam có nhiều hoạt động đẩy mạnh hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
b) Sự viện trợ của Liên Xô có ý nghĩa quan trọng để Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
c) Đoàn kết và hợp tác với Liên Xô trở thành nguyên tắc chiến lược trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
d) Việc củng cố, tăng cường mối quan hệ với Liên Xô đã giúp Việt Nam thoát khỏi thế vao vây, cấm vận của Mĩ.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau:
Từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội ngày càng trầm trọng đã dẫn đến sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1989-1991). Trật tự hai cực Ianta tan rã, Chiến tranh lạnh chính thức chấm dứt. Quan hệ quốc tế có những chuyển biến hết sức to lớn và rất căn bản. Xu hướng hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển trở thành xu thế chủ đạo. Hầu hết các quốc gia đã điều chỉnh chiến lược, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm, hợp tác kinh tế trở thành nội dung căn bản trong các mối quan hệ quốc tế. Nhiều cuộc xung đột, căng thẳng ở nhiều khu vực đã được giải quyết. Công cuộc Đổi mới toàn diện của Việt Nam từ năm 1986 từng bước đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc, Tuy nhiên, các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn lợi dụng những khó khăn của đất nước tiếp tục đẩy mạnh các hành động chống phá. Năm 1988, Ban Chấp hành Trung ương thông qua Nghị quyết 13/NQ-TW “về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới”.
a) Đoạn tư liệu trên tóm lược những nét chính về bối cảnh của những hoạt động hoạt giao của Việt Nam thời kì đổi mới.
b) Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi, không có những khó khăn và thách thức lớn.
c) Hợp tác kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ trở thành nội dung căn bản trong hoạt động đối ngoại Việt Nam thời kì từ sau năm 1991.
d) Sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô tạo điều kiện để Việt Nam có thể mở rộng hơn nữa các quan hệ đối ngoại của mình.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
Câu 10. Cho bảng dữ kiện về một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2023
Thời gian |
Hoạt động |
1988 | Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 13/NQTW “Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại mới” với chủ trương “thêm bạn bớt thù”, mở rộng và đa dạng hoá quan hệ hợp tác quốc tế. |
1990 | Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (từ năm 1993 là Liên minh châu Âu) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao |
1991 | Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ ngoại giao |
1995 |
- Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ, chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao - Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN - Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN |
2007 | Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) |
2008 | - Việt Nam và Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện |
2012 | - Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện |
2016 | - Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện |
2022 | - Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện |
2023 |
- Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện - Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện - Việt Nam đã trở thành thành viên của 70 diễn đàn và các cơ chế hợp tác quốc tế, có mối quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. |
2024 |
- Việt Nam và In-đô-nê-xi-a thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện - Việt Nam và Xin-ga-po thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện - Việt Nam và Ô-xtrây-li-a thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện |
a) Nghị quyết 13/NQTW năm 1988 của Bộ Chính trị đánh dấu bước ngoặt về tư duy đối ngoại của Việt Nam
b) Hoạt động đối ngoại của Việt Nam chủ yếu nhằm tăng cường quan hệ hợp với các nước xã hội chủ nghĩa
c) Việt Nam trở thành viên tích cực, có đóng góp quan trọng tới hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
d) Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các cường quốc trên thế giới.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 11. Cho bảng dữ kiện về một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến năm 2023
Thời gian |
Hoạt động |
1977 | Việt Nam và Lào kí Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước |
1985 | Việt Nam và Cam-pu-chia kí Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia hai nước |
1986 | Việt Nam và Lào kí Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới; Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước |
1990 | Việt Nam và lào kí Hiệp định quy chế biên giới quốc gia |
1991 | Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định tạm thời về giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước |
1993 | Việt Nam và Trung Quốc đã thông qua Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ. |
1999 | Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước |
2000 | Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ |
2003 | Việt Nam và In-đô-nê-xi-a kí Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai nước |
2005 | Việt Nam và Cam-pu-chia kí Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia hai nước |
2009 | Việt Nam và Trung Quốc đã kí: Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt – Nam Trung Quốc; Hiệp định về quy chế quản lí biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc; Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lí cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc |
2016 |
- Việt Nam và Lào kí Hiệp định về quy chế quản lí biên giới đất liền và cửa khẩu biên giới trên đất liền - Việt Nam và Lào thông qua Nghị định tư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa hai nước |
a) Việt Nam đã có nhiều hoạt động đối ngoại nhằm ổn định, quản lí chặt chẽ vùng biên giới trên bộ và trên biển với các quốc gia láng giềng
b) Các hoạt động đối ngoại của Việt Nam nhằm phân định biên giới với các quốc gia láng giềng là cuộc đấu tranh cương quyết và đầy phức tạp.
c) Biên giới quốc gia giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng trong lịch sử để lại nhiều vấn đề phức tạp, khó giải quyết trong thời gian ngắn.
d) Việt Nam luôn thể hiện thiện chí và sẵn sàng thoả hiệp, nhượng bộ để sớm vạch rõ biên giới trên bộ và trên biển với các quốc gia láng giềng.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 12. Cho bảng dữ liệu về hoạt động đối ngoại của Việt Nam với các nước Đông Nam Á (1986-1995):
Thời gian |
Hoạt động |
1987 |
- Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và In-đô-nê-xia họp tại Thành phố Hồ Chí Minh - Tổng thống Phi-lip-pi tuyên bố không coi Việt Nam là mối đe doạ của Phi-lip-pin và không chống việc Việt Nam gia nhập ASEAN |
1988 | Thủ tướng Thái Lan tuyên bố muốn “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” |
1989 |
- Quân tình nguyện Việt Nam đã ra khỏi Cam-pu-chia - Hội nghị Pa-ri về Cam-pu-chia được triệu tập. |
1990 | Tổng thống In-đô-nê-xia là vị Tổng thống đầu tiên của một nước ASEAN đên thăm Việt Nam |
1991 | Hiệp định Pari về Cam-pu-chia được kí kết, ngòi nổ của tình hình Cam-pu-chia được tháo gỡ |
1992 | Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali, được hưởng quy chế quan sát viên của ASEAN. |
1994 | Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Xin-ga-po |
1995 | Việt Nam gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức này. |
1997-1999 | Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động, góp phần quan trọng tới quyết định của ASEAN kết nạp Lào, Mi-an-ma và Cam-puchia |
a) Chìa khoá để tháo gỡ sự căng thẳng ở khu vực Đông Nam Á là giải quyết “vấn đề Cam-pu-chia”.
b) Việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN đánh dấu sự hội nhập khu vực của Việt Nam.
c) Việt Nam chưa có nhiều đóng góp đối với ASEAN và chưa có vị thế trong khu vực Đông Nam Á.
d) Hoà bình, ổn định và hợp tác khu vực là mong muốn của tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á.
MỆNH ĐỀ A đúng
MỆNH ĐỀ B đúng
MỆNH ĐỀ D đúng