Ôn thi môn Lịch sử cho kỳ thi THPT Quốc gia 2025 đòi hỏi sự tập trung cao độ và phương pháp học hiệu quả. Để giúp các bạn học sinh vượt qua môn học này một cách dễ dàng, chúng tôi đã tổng hợp những tài liệu ôn thi mới nhất, bám sát nội dung đề thi và xu hướng ra đề mới nhất. Các bạn sẽ có thể làm online hoặc chọn phương án tải về in ra để luyện (ở cuối bài).
Câu 1: Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm mục đích gì?
A. Đánh đổ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
B. Đánh đổ phong kiến, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
C. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
D. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
Chọn D
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu?
A. Mục đích hoạt động đối ngoại là tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc
B. Đầu năm 1905, đưa 200 thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường tư thục ở Trung Quốc
C. Tham gia liên minh giữa Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam.
D. Tham giá Đông Á đồng minh.
Chọn B
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh?
A. Cử người liên lạc với một số tổ chức như Công sứ Đức để tìm kiếm sự giúp đỡ.
B. Mục đích hoạt động đối ngoại là vận động cải cách cho Việt Nam.
C. Sang Pháp, tổ chức, đảng phái tiến bộ, gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp để phê phán chính quyền thực dân.
D. Thành lập một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.
Chọn A
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc (1911-1930)?
A. Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hóa của Pháp và nhiều nước châu Âu.
B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Hội Liên hiệp thuộc địa
C. Tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản.
D. Quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc
Chọn D
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930-1945)?
A. Hoạt động chủ yếu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống thực dân, phát xít, tiến tới giành độc lập, tự do, góp phần bảo vệ hòa bình.
B. Lãnh đạo, tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô.
C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc, Nhật Bản để chống Pháp, giành độc lập.
D. Phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc
Chọn C
Câu 6: Trong những năm 1930-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
A. vừa kháng chiến, vừa kiến quốc
B. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
C. chống đế quốc và chống phong kiến.
D. chống chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
Chọn C
Câu 7: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là
A. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
B. đánh đổ Nhật – Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
C. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
D. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.
Chọn C
Câu 8: Điểm giống nhau cơ bản trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là
A. cùng đi theo khuynh hướng phong kiến.
B. cùng muốn cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.
C. cùng đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D. cùng muốn dùng bạo lực để chống Pháp.
Chọn C
Câu 9: Đâu không phải là hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945?
A. Mặt trận Việt Minh.
B. Mặt trận Liên Việt.
C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
D. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.
Chọn C
Câu 10: Điểm khác biệt cơ bản giữa hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là gì?
A. Bạo động vũ trang – cải cách xã hội.
B. Nhờ Nhật để đánh Pháp – dựa vào Pháp để chống Nhật.
C. Cứu nước để cứu dân – cứu dân và cứu nước
D. Quân chủ chuyên chế dân chủ cộng hòa
Chọn C
Câu 11: Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri là
A. báo Nhân đạo.
B. báo Đời sống nhân dân.
C. báo Thanh niên.
D. báo Người cùng khổ.
Chọn D
Câu 12: Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập ở Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) là
A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Chọn D
Câu 13: Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
B. Đánh dấu Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
C. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Chọn C
Câu 14: Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam là do ảnh hưởng của
A. cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc
B. cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản.
C. cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
D. cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm.
Chọn C
Câu 15: Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?
A. Nhiệm vụ, mục tiêu.
B. Tính chất và hình thức hoạt động.
C. Động lực cách mạng.
D. Mối quan hệ quốc tế.
Chọn B
Câu 16: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu diễn ra chủ yếu ở đâu?
A. Nhật Bản, Trung Quốc
B. Pháp, Trung Quốc
C. Pháp, Anh, Mỹ.
D. Nhật Bản, Mỹ.
Chọn A
Câu 17: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là
A. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.
B. tìm kiếm sự giúp đỡ của Nhật, giành độc lập dân tộc
C. tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp, giành độc lập dân tộc
D. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.
Chọn C
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau:
Đầu năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật. Trong suốt thời gian lưu trú đầu tiên ở Tokyo, Phan Bội Châu đã cho in “Hải ngoại huyết thư”, khích lệ thanh niên Việt Nam chống thực dân Pháp, đòi độc lập tự do. Ông cũng đổi tên thành Phan Thị Hán, có bút danh là Sào Nam Tử. Khi qua lại Quảng Châu, Phan Bội Châu cũng đến thăm Tổng đốc Lưỡng Quảng và giới thiệu những tác phẩm của ông. Phan Bội Châu cũng gặp Lưu Vĩnh Phúc, thủ lĩnh của Thái Bình Thiên Quốc và những chí sĩ Việt Nam có tư tưởng chống Pháp.
A. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu diễn ra chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc
B. Phan Bội Châu thành lập các tổ chức đoàn kết quốc tế
C. Phan Bội Châu tìm kiếm sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ Pháp
D. Mục đích của Phan Bội Châu là tìm sự giúp đỡ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập.
MỆNH ĐỀ D đúng
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau:
Vào năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày mất nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, 100 năm ngày mất bác sĩ Asaba Sakitaro, hiệp hội Asaba và những người Nhật hảo tâm đã tặng cho Bảo tàng Lịch sử bia tưởng niệm “ Phong trào Đông Du”. Tấm bia thể hiện lòng tri ân đối với cụ Phan Bội Châu đã mở ra mối quan hệ tốt đẹp giữa đất nước Việt Nam – Nhật Bản. Mối quan hệ đó ngày càng phát triển tốt đẹp và đặc biệt qua chuyến thăm khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu của Nhật hoàng và Hoàng hậu vào tháng 3/2017 càng thắt chặt hơn nữa mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, một mối quan hệ được khởi nguồn từ phong trào Đông Du.
A. Phan Bội Châu là người đặt nền tảng cho quan hệ Việt Nam- Nhật Bản.
B. Trong phong trào Đông Du, Nhật Bản đã giúp đỡ Việt Nam về khí giới, đào tạo nhân lực cho công cuộc cứu nước
C. Phan Bội Châu và phong trào Đông Du được người Nhật Bản hết lòng giúp đỡ.
D. Phong trào Đông Du là một trong những phong trào yêu nước tiêu biểu của nhân dân Việt Nam đầu thế kỉ XX.
MÊNH ĐỀ A đúng
Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau
Theo bản ký kết đồng minh Nhật - Pháp, Chính phủ Nhật Bản đã chấp nhận yêu sách của Chính phủ Pháp. Mùa thu năm 1908, Chính phủ Nhật ra quyết định giải tán du học sinh Việt Nam Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu bị Chính phủ Nhật Bản trục xuất ra khỏi Nhật Bản. Lúc này, Phan Bội Châu đã gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại vụ Komura Jutaro vì ông cảm thấy bất mãn với lệnh trục xuất. Hiện nay bức thư được bảo quản tại nhà tư liệu của bộ Ngoại vụ. Bức thư có chiều dài 3 mét với 3.000 chữ với nội dung: “Chính phủ Nhật Bản hiện nay không phán đoán dựa theo công lý, chỉ tuân theo yêu cầu của người Pháp là kẻ mạnh. hạ thấp người Châu Á. Tôn thờ bọn da trắng, chà đạp người Châu Á. Thái độ như vậy thật là một điều hổ thẹn cho một Đại Đế Quốc Nhật Bản đã đánh thắng Nga”
A. Phan Bội Châu nhận ra: ‘’ỷ lại vào người thì không thể thành công được"
B. Pháp- Nhật câu kết nhau đàn áp phong trào Đông du
C. Phan Bội Châu trước sau vẫn chủ trương cầu viện Nhật để đánh Pháp
D. Nhật Bản tuy cùng là châu Á’’ máu đỏ da vàng’’ với người Việt Nam nhưng cũng tích cực bành trướng thuộc địa như người châu Âu.
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau
Trong bối cảnh lịch sử “đất nước suy tàn bởi hệ quả của nền giáo dục Nho giáo lạc hậu, lại bị thực dân Pháp xâm lược”, phong trào Đông Du mang khát vọng học tập sự tiến bộ của Nhật Bản, nhằm xây dựng một lực lượng tiến bộ quay trở giành độc lập cho đất nước, Chính vì vậy, phong trào Đông du phát triển liên lục với một tinh thần mạnh mẽ. Đến năm 1908, số lượng du học sinh Việt Nam học tập tại Nhật Bản thông qua phong trào Đông du lên tới 200 người, với nội dung học tập phong phú, khoa học và thực tiễn.
A. Phong trào Đông du cuộc vận động “cầu học” lớn, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam.
B. Phong trào Đông du đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước chống thực dân Pháp đầu thế kỷ XX.
C. Lực lượng nòng cốt của phong trào Đông Du là du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.
D. Mục đích của phong trào Đông du là cải cách đất nước
MỆNH ĐỀ B đúng
Câu 5
|
Phan Bội Châu |
Phan Châu Trinh |
Chủ trương |
Cầu viện Nhạt bản, tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống Pháp giành độc lập dân tộc |
Dựa vào Pháp để chống phong kiến. Cải cách dân chủ là việc đầu tiên cần làm để giành độc lập. |
Hoạt động |
Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật Bản nhờ giúp đỡ về khí giới, đoà tạo nhân lực cho công cuộc cứu nước… Năm 1911, Phan Bội Châu về hoạt động tại Trung Quốc Đầu năm 1912 thành lập Việt Nam Quang phục hội, thm gia thành lập Chấn Hoa Hưng Á, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập |
Năm 1911, Phan Chu Trinh sang Pháp, tiếp xúc với một số nhóm Việt kiều, tổ chức, đảng phái tiến bộ, nhiều lần gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp, phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam. |
A. Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châuvà Phan Châu Trinh diễn ra chủ yếu ở Pháp, Nhật.
B. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều chủ trương chống Pháp, giành độc lập dân tộc
C. Mục đích của Phan Chu Trinh là vận động cải cách cho Việt Nam
D. Tư tưởng dân chủ tư sản đều có ảnh hưởng lớn đến lập trường của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
MỆNH ĐỀ C đúng
MỆNH ĐỀ D đúng