Để giúp các bạn hiểu hơn về thác Trị An và câu hỏi tóm tắt sự tích thác Trị An , Toploigiai đã mang tới bài tìm hiểu dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Thác Trị An nằm ở địa phận H.Vĩnh Cửu, cách TP.Biên Hòa khoảng 30km. Đây được xem là ngọn thác cuối cùng của sông Đồng Nai. Với truyền thuyết về người phụ nữ biến thành đá vì khóc thương chồng. Thác Trị An hùng vĩ với những vách núi đá cheo leo. Với dòng nước đập mạnh vào những khối đá giữa dòng hay rải rác dưới chân thác, tạo nên những âm thanh như tiếng khóc nỉ non. Càng về sau, dòng chảy mở rộng ra thành dòng suối hiền hoà tưới mát ruộng vườn. Cảnh sắc tại dòng thác đẹp hoang sơ và thơ mộng ở Đồng Nai.
Dòng chảy Trị An trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu được chặn dòng bắt đầu hình thành nên hồ Trị An vào thập niên 80 của thế kỷ XX để có một nhà máy thủy điện Trị An lớn nhất miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ. Công trình thủy điện Trị An được khởi công ngày 22-2-1982. Đập hồ Trị An được xây dựng bằng đá hỗn hợp, có chiều dài 420m, chiều cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Phần đập tràn chịu lực bằng bê tông dài 150m, có 8 khoang tràn với mỗi khoang rộng 15m và 8 cửa van. Bên cạnh đó có đập Suối Rộp dài 2.750m, cao 45m và hệ thống đập đất phụ có chiều dài tổng cộng 6.263m. Tham gia xây dựng thủy điện Trị An có hàng triệu lượt người ở miền Nam được huy động, tham gia trên một công trình rộng lớn kéo dài nhiều năm. Công trình thủy điện Trị An mang tầm vóc quốc tế và thắm đượm tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô
Hồ Trị An được hình thành đã trở thành nguồn tài nguyên về nhiều mặt, được khai thác phục vụ cho đời sống của người dân miền Nam. Hiện nay, với diện tích mặt nước hồ 323km2, hồ Trị An có gần 40 đảo lớn nhỏ; trong đó có một số đảo có cảnh quan thiên nhiên như: Đảo Ó, đảo Đồng Trường... đang được khai thác du lịch.
>>> Tham khảo: Tóm tắt Sự tích Hồ Gươm
Mẫu 1
Thác Trị An gắn liền nhiều chuyện tích dân gian thật thú vị. Ở đó, có chàng dũng sĩ diệt thú dữ cứu dân làng, gắn với một người mở đất vùng lam sơn chướng khí, chuyện tình của đôi trai gái khác sắc tộc yêu nhau... Có lẽ, cảm động nhất là chuyện về tình yêu giữa cô gái ở thượng nguồn với chàng trai miệt hạ nguồn đầy thi vị sau những trắc trở của những luật tục ràng buộc. Chuyện kể: "... Ngược dòng Đồng Nai, chàng trai miệt hạ đã lạc vào lãnh thổ của người sơn cước thượng nguồn. Chàng trai bị bắt nhưng nhờ dũng cảm và tài năng của mình đã được dân làng cho sinh sống, trú ngụ. Tại đây, tình cảm của chàng trai và con gái của vị già làng nẩy nở. Nhớ quê, chàng tìm cách đi về khi băng qua cây cầu độc đạo và đã phải ngã xuống bởi những loạt cung tên định mệnh của xứ sở người yêu. Trước tình cảnh đó, cô gái của dân làng sơn cước đã trầm mình dưới dòng nước dữ, hóa thân thành tượng đá ngày đêm khóc cho tình yêu mãnh liệt...". Nước mắt của sơn nữ như con nước ngày đêm réo rắt giữa đại ngàn. Chàng trai và cô gái đã chết nhưng tình yêu của họ bất tử. Đây là một trong những chuyện tích mang mô típ huyền thoại đẹp đẽ của tình yêu. Và ở đây cũng mang dấu ấn cho chuyện của một thời mở cõi với những cộng đồng tộc người khai khẩn vùng đất này.
Mẫu 2
Ngày xưa ở vùng Đồng Nai, có một bộ tộc du mục Châu Mạ đứng đầu bộ tộc này là tù trưởng Xơ-ra-đi. Xơ-ra-đi-na là con trai lớn của tù trưởng và cũng là một tay thiện xạ cừ khôi với sức mạnh khủng khiếp. Oẻ thượng nguồn sông Đồng Nai có nàng Điểu Du là trưởng nữ của tù trưởng Điểu Lôi tập tành phóng lao chí hướng nối nghiệp cha. Tài thiện nghệ của Xơ-ra-đi-na gây được sự cảm mên trong lòng Điểu Du, còn Xơ-ra-đi-na cũng muốn được gặp mặt người con gái nổi tiếng về tài phóng lao. Một hôm trời chuyển giông, chiếc xuồng độc mộc chở một thiếu nữ vội vàng xuôi mau vô bờ. Một con cá sấu từ dưới nước nổi lên và đuổi theo chiếc xuồng bị Điểu Du làm bị thương. Suýt chút nữa cá sấu định nuối chửng cả chiếc xuồng và người con gái Xơ-ra-đi-na vừa kịp xuất hiện. Từ đó hai người nên duyên vợ chồng. Trong lúc, Xơ - ra - đi - na phải ở rể bên đằng gái, Xơ-ra-đi cho con trai mình chiếc tù và dặn khi gặp trắc trở, thổi tù sẽ có người đến giúp. Trên đường đi, Xơ - ra - đi - na gặp phải "Thần Hổ"và dễ dàng đánh bại hắn. Đến làng, mới biết Thần Hổ anh gặp là Sang Mô. Hắn thách thức Xơ-ra-đi-na bắn mũi tên xuyên qua chiếc lá chót. Và anh đã làm được, còn hắn ôm kế hoạch trả thù. Khi Điểu Du sinh con đầu lòng, Sang Mô bị quở trách vì tunh tin đồn nhảm. Hắn cùng mười tên phản loạn khác kéo về suối Đạt Bo để giết luôn vợ chồng Xơ-ra-đi-na. Không may cả hai vợ chồng đều không thể qua khỏi. Mọi người ngậm ngùi trước chết chóc đớn đau của Xơ-ra-đi-na và Điểu Du, may mắn đứa con thoát được kiếp nạn. Vì lòng tri ân so với Sang Mỵ ông tha chết cho Sang Mô. Sang Mô rạp đầu lạy Xơ-ra-đi rồi ôm xác Sang Mỵ bước xuống xuồng, nước mắt lã chã. Từ đó người trong cùng gọi thác này là thác Tri Ân, sau đọc trại thành Trị An.
Mẫu 3
- Xưa ở vùng Đồng Nai có một bộ tộc du mục Châu Mạ sống bằng nghề săn bắt. Sora Đina là con trai tù trưởng Sodin là một tay thiện xạ.
- Thượng nguồn Đồng Nai có nàng Điểu Du, con gái tù trưởng Điểu Lôi. Điểu Lôi là người Châu Ro, nổi tiếng về tài phóng lao.
- Đôi trai tài gái sắc Sora Đina và Điểu Du gặp nhau sau một lần diệt cá sấu và đem lòng yêu nhau. Họ tiến tới hôn nhân khi được hai bên gia tộc chấp nhận.
- Vì không được Điểu Du chấp thuận, thầy mo Sang Mô ra sức phá hoại cuộc hôn nhân của hai người. Hắn đội lốt hổ quyết chiến với Sora Đina, thách đấu với chàng rồi thua cuộc, vu oan Điểu Du sinh ra ma quỷ, giết chết Điểu Lôi bằng cách đánh lén, giết hại vợ chồng Sora Đina và Điểu Du, tiêu diệt con trai của họ.
- Sora Đin ứng cứu con nhưng không kịp, chỉ cứu được cháu nội từ tay SangMy - em gái Sang Mô. Sora Đina thổi tù và, dân làng đến cứu, bắt được Sang Mô. Vì tri ân Sang My và không muốn để lại oán thù, Sori Đin tha chết cho Sang Mô. Dòng thác nơi xảy ra sự kiện này có tên là Tri Ân, đọc trại thành Trị An ngày nay.
--------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn tìm hiểu về thác Trị An qua câu hỏi Tóm tắt sự tích thác Trị An và một số kiến thức mở rộng. Chúc các bạn vận dụng tốt và đạt được kết quả học tập cao. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.