logo

Cảm nghĩ về bài thơ "À ơi tay mẹ"


Bài viết cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ - Mẫu 1

“À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên là một trong những bài thơ hay viết về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.

Hình ảnh trung tâm trong bài thơ là “bàn tay mẹ”. Người mẹ đã che chắn những “bão giông” cho đứa con nhỏ:

"Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng"

Với hình ảnh này, người đọc có thể cảm nhận được sức mạnh phi thường của mẹ.

"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"

Điệp ngữ “à ơi…” khiến cho bài thơ mang âm hưởng của một lời ru ngọt ngào. Từ đó đánh thức tình cảm của người đọc với những kí ức của tuổi thơ. Tiếp đến, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Những hình ảnh so sánh cho thấy vai trò quan trọng của đứa con với người mẹ. Con đem đến hy vọng, sự sống cho mẹ. Người đọc đã nhận ra sự nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ. Và tình yêu thương đó của mẹ dành cho con là mãi mãi, cho dù “biển cạn non mòn”.

Những câu thơ tiếp theo giúp người đọc hiểu được giá trị từ trong lời ru của mẹ:

“Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây”

Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử.

“Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Bàn tay của mẹ trở nên chai sần, nhăn nheo vì những năm tháng vất vả. Nhưng bàn tay đó vẫn mang phép nhiệm màu. Bàn tay đã chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:

“Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên.

Đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm thấy xúc động về những hy sinh của người mẹ. Từ đó, mỗi người thêm yêu, thêm hiểu hơn về người mẹ của mình.

>>> Tham khảo: Đoạn văn cảm nghĩ về mẹ

Cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ

Bài viết cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ - Mẫu 2

 Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng nhất, mà từ những ngày ấu thơ, khi chúng ta còn chưa biết đến tình thương là gì, chúng ta đã cảm nhận được tình cảm của mẹ qua những câu hát lời ru. “À ơi tay mẹ” là bài thơ nhẹ nhàng thể hiện tình mẫu tử đó.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người mẹ với những phép nhiệm mầu. Tác giả dùng “bàn tay mẹ” để chỉ người mẹ. Người mẹ có thể chắn mưa sa, có thể chặn bão giông để che chở và bảo vệ cho đứa con.

Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

Tiếp theo, chúng ta có thể nghe âm thanh hát ru à ơi của người mẹ qua những câu thơ sau:

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru

Những lời hát ru yêu thương nhẹ nhàng ru cái “vầng trăng” đi vào giấc ngủ và những giấc mơ thần tiên. Người mẹ yêu thương gọi con mình là “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Ta có thể cảm nhận được tình cảm của người mẹ, nâng niu và xem đứa con như vầng trăng tròn trịa, trong sáng, như mặt trời tỏa sáng và ấm áp đến cho cuộc đời mẹ.

Tình yêu thương của mẹ dành cho con là mãi mãi, cho dù “biển cạn non mòn”, những lời hát ru của mẹ vẫn theo con trên từng bước chân cuộc đời. Bàn tay mẹ có thể thần kỳ đến thế sao? Bàn tay mẹ có thể “Ru cho mềm ngọn gió thu / Ru cho tan đám sương mù lá cây”. Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử.

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Bàn tay mẹ vốn rất bình thường, thậm chí còn nhăn đi theo năm tháng. Nhưng chính bàn tay ấy đã làm nên phép nhiệm mầu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy chắt chiu và chịu bao nhiêu dãi dầu sương gió mới có thể tạo ra phép mầu cho cuộc đời của con.

Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

Bàn tay ấy “ru cho sóng lặng bãi bồi” cho mưa không còn dột chỗ ngoại ngồi khâu áo, ru cho cuộc đời con không còn những đau đớn, những cực khổ mà người mẹ đã phải chịu. Nhưng “À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình”. Mẹ vất vả cả đời, lo toan cho con, lo toan cho gia đình, nhưng có lẽ, chưa một lần mẹ dám ru mình vào giấc ngủ. Trong con người mẹ, lúc nào cũng đầy ắp những suy nghĩ, không phút nào an yên.

>>> Tham khảo: Cảm nghĩ về mùa xuân


Bài viết cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ - Mẫu 3

Có rất nhiều tác phẩm đã viết về tình mẹ. Nhưng bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đem đến cho tôi nhiều cảm xúc hơn cả.

Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng - “đôi bàn tay” để nhắc về người mẹ. Đôi bàn tay kì diệu mang phép nhiệm màu che chở cho con:

"Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng"

Chỉ là một đôi bàn tay rất bình thường, nhưng dường như lại có sức mạnh phi thường. Điều đó xuất phát từ tình yêu sâu sắc mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão mùa màng”. Những câu thơ tiếp theo khiến cho bài thơ mang âm hưởng của một lời ru, gợi nhớ người đọc về tuổi thơ:

“Vẫn là bàn tay mẹ mềm

Này, chúc ngủ ngon trăng vàng

Ôi trăng tròn

Ôi chao vầng trăng vẫn nằm trong nôi …

Tay mẹ thao thức suốt đời.

Ôi, này, nhỏ Sun.

Ngay sau đấy, hồ bơi khô và mòn.

“Ôi tay mẹ vẫn hát ru”.

Ai lớn lên mà không từng được nghe lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết, ngọt ngào:

“Ru con, con ngủ cho lâu Để mẹ đi cấy ruộng sâu lâu về Ru con, con ngủ cho mê Mẹ còn lo chuyện lê thê kéo cày Ru con, con ngủ cho say Mẹ còn vất vả chân tay ngoài đồng Ru con, con ngủ cho nồng Mẹ còn nhổ mạ trả công cho người…”

Trong “À ơi tay mẹ”, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Dù vạn vật có biển chuyển không ngừng thì đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên. Tình yêu của mẹ là không có gì thay đổi. Lời ru ngọt ngào đó đã cho con giấc ngủ êm đềm, đã tác động đến vạn vật trong cuộc sống:

“Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Và đôi bàn tay của mẹ đã làm nên phép màu. Nó không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:

“Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

Hai câu thơ rất ngắn gọn, nhưng đã khẳng định được tình mẫu tử cao cả có sức mạnh to lớn, tạo nên những điều kì diệu. Cũng như chúng ta phần nào thấu hiểu hơn được sự khó nhọc của người mẹ.

Khi đọc bài thơ, người đọc thấm thía hơn về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc. À ơi tay mẹ của Bình Nguyên đem đến tình cảm ngọt ngào, mà sâu lắng.

Cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ

Bài viết cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ - Mẫu 4

Bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.

Tác giả đã dùng sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ - hình ảnh “bàn tay” để chỉ người mẹ, từ đó gửi gắm tình yêu thương bao la của người mẹ. Đôi bàn tay của mẹ hiện lên với một sức mạnh kì diệu:

“Bàn tay mẹ chắn mưa sa

Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng”

Đôi bàn tay nhỏ bé nhưng có thể che chắn cho đứa con mọi bão táp mưa sa của cuộc đời. Những câu thơ tiếp theo gợi cho người đọc cảm nhận đến giai điệu của lời ru:

"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái Mặt Trời bé con

Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"

Chắc hẳn chúng ta đều đã từng được nghe lời ru của bà, của mẹ. Trong lời hát đó, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Hình ảnh so sánh cho thấy con có vai trò thật to lớn, giống như nguồn sống của mẹ vậy. Và tình yêu đó là mãi mãi, dù “biển cạn non mòn”.

Những câu thơ tiếp theo, tác giả cho người đọc thấy được sức mạnh to lớn của lời ru:

“Ru cho mềm ngọn gió thu

Ru cho tan đám sương mù lá cây

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Bàn tay của mẹ đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:

“Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

Người mẹ thật vĩ đại biết bao. Đôi bàn tay nhỏ bé nhưng lại có thể làm nên những điều thật phi thường. Biết bao khó nhọc, vất vả cũng không thể khiến mẹ vơi bớt đi tình yêu thương dành cho con.

Như vậy, bài thơ “À ơi tay mẹ” đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ dành cho “mặt trời bé con”.


Bài viết cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ - Mẫu 5

“À, Tay Mẹ” của Bình Nguyên là 1 trong những bài thơ hay nhất viết về tình yêu quê hương thiêng liêng. Đoạn thơ để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng thâm thúy.

Hình tượng trung tâm trong thơ là “bàn tay mẹ”. Bà mẹ đỡ “bão” cho con bé:

“Bàn tay mẹ chắn mưa

“Bàn tay mẹ che mưa bão qua mùa màng”

Với hình ảnh này, người đọc có thể cảm thu được nghị lực sống phi thường của người mẹ.

“Vẫn là bàn tay mẹ mềm

Này, chúc ngủ ngon trăng vàng

Ôi trăng tròn

Ôi chao vầng trăng vẫn nằm trong nôi …

Tay mẹ thao thức suốt đời.

Ôi, này, nhỏ Sun.

Ngay sau đấy, hồ bơi khô và mòn.

“Ôi tay mẹ vẫn hát ru”.

Điệp khúc “à…” khiến bài thơ như 1 lời ru ngọt ngào. Từ đấy bạn đánh thức xúc cảm của người đọc bằng những ký ức tuổi thơ. Người mẹ sau đấy gọi con mình là “mặt trăng” và “mặt trời bé”. Những bức ảnh so sánh cho thấy vai trò quan trọng của người con đối với người mẹ. Bạn đem đến cho tôi chờ đợi, cuộc sống. Người đọc đã trông thấy sự chăm nom và coi em nhỏ như ánh trăng rằm, trong trắng, như mặt trời rạng ngời và sưởi ấm cuộc đời của người mẹ. Và tình mẹ đó dành cho con là vĩnh cửu, dẫu “đại dương cạn non”.

Những câu thơ dưới đây giúp người đọc hiểu được trị giá của những từ ngữ trong lời ru của mẹ:

“Dập tắt gió thu

Thải trừ sương mù của lá »

Những điều vốn dĩ luôn thuận theo thiên nhiên, nay lại bị “mềm hóa”, “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẹ.

“Ru cho toàn vẹn

Tình yêu và nỗi nhớ nặng trĩu ngày chia xa ”

Đôi bàn tay của mẹ phát triển thành chai sần, nhăn nheo do làm việc nặng nhọc. Nhưng bàn tay đấy vẫn mang theo phép thuật. Bàn tay đã chắt chiu bao sương gió đã hình thành điều kỳ diệu:

“Bàn tay mang theo phép thuật

Chỉ cần cắt từ những miếng dầu. ”

Người mẹ nặng nhọc cả đời chăm con, lo cho gia đình mà có nhẽ, chưa 1 lần mẹ dám chợp mắt. Trong mẹ khi nào cũng đầy ắp những suy tư, không một khoảnh khắc nào lại gan.

Đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm động trước những hi sinh của người mẹ. Từ đấy mỗi người thêm yêu và hiểu mẹ hơn.

--------------------------

Trên đây là bài tìm hiểu của Toploigiai về câu hỏi Cảm nghĩ về bài thơ À ơi tay mẹ? Hi vọng thông qua câu trả lời trên, Toploigiai có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi

icon-date
Xuất bản : 13/09/2022 - Cập nhật : 13/09/2022