logo

Các biện pháp tu từ trong bài thơ Cây dừa

Câu trả lời chính xác nhất: 

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa làm cho câu thơ thêm hay hơn, sinh động hơn

- Biện pháp tu từ: So sánh làm câu thơ thêm sinh động hơn, nhấn mạnh về các đặc điểm nổi bật của cây dừa

Để hiểu rõ hơn về Các biện pháp tu từ trong bài thơ Cây dừa, mời các bạn cùng Toploigiai đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Thông tin về Nhà thơ Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam[3]. Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội. Ông cũng là Trưởng Ban Chung khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay, thay cho Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (Nguyễn Trí Huân).

>>> Tham khảo: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: "Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh"

Các biện pháp tu từ trong bài thơ cây dừa

2. Lời bài thơ Cây dừa

"Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi"

1967

Tác giả: Trần Đăng Khoa.

Tập thơ Góc sân và khoảng trời (1968)

>>> Tham khảo: Tiểu sử nhà thơ Trần Đăng Khoa

Các biện pháp tu từ trong bài thơ cây dừa

3. Các biện pháp tu từ trong bài thơ cây dừa

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa làm cho câu thơ thêm hay hơn, sinh động hơn

- Biện pháp tu từ: So sánh làm câu thơ thêm sinh động hơn, nhấn mạnh về các đặc điểm nổi bật của cây dừa.

Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh. Mở đầu đoạn thơ cây dừa được miêu tả như một người bạn phóng khoáng, thích tâm giao, kết bạn với thiên nhiên, với vũ trụ bao la: "Cây dừa dang tỏa nhiều tàu/Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng". Với cách sử dụng phép nhân hóa khéo léo, ông đã miêu tả cây dừa như một con người với những động tác "dang tay", "gật đầu". Bên cạnh đó, cây dừa lúc thì xuất hiện như một người bạn trẻ tuổi phóng khoáng thích tâm dao, lúc lại hiện lên như một người từng trải, chắc chắn: "Thân dừa bạc phếch tháng năm/Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.". Với từ "bạch phếch", một màu sắc nhuốm màu tháng năm, Trần Đăng Khoa đã tái hiện cây dừa như một người lao động lam lũ, dầm mưa giãi nắng nhưng vẫn rất khỏe mạnh và tràn trề sức sống. Tuy thân dừa đã "bạc phếch" nhưng trái của nó thì vẫn sum suê như "đàn lợn con". Quả dừa được ví như đàn lợn con quả là một liên tưởng vô cùng độc đáo và thú vị. Hai câu thơ cuối cùng cho ta thấy: Về đêm, cây dừa trong bài thơ mang vẻ đẹp lung linh huyền diệu. Hoa dừa nở cùng sao trời, kết thành một tấm thảm hoa lung linh rực rỡ. Sao cũng là hoa, hoa lại thành sao lẫn vào nhau lấp lánh. Còn ban ngày, cùng với những ánh mây xanh bồng bềnh, cây dừa lại hiện lên như một cô giá đang thướt tha dịu dàng chải tóc. Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong đoạn thơ trên, đó là một trong số những thành công lớn của ông.

>>> Xem thêm: Phân tích bài thơ Cây dừa ngắn gọn

icon-date
Xuất bản : 24/09/2022 - Cập nhật : 10/08/2023