Tác phẩm được lấy bối cảnh sáng tác là cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai năm 1285. Là một tác phẩm lịch sử, nhưng văn bản lại được viết dựa trên sự tưởng tượng phong phú, sáng tạo độc đáo của nhà văn. Chính điều ấy đã gây ấn tượng mạnh mẽ và làm nên sự thành công của tác phẩm. Nổi bật nhất phải kể đến hình tượng người anh hùng tuổi nhớ nhưng đã nuôi chí lớn Trần Quốc Toản. Dưới đây là bài Tóm tắt nội dung chính bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo nhé!
Là một tác phẩm lịch sử, nhưng Lá cờ thêu sáu chữ vàng lại được viết dựa trên sự tưởng tượng phong phú, sáng tạo độc đáo của nhà văn. Nổi bật nhất phải kể đến hình tượng người anh hùng tuổi nhớ nhưng đã nuôi chí lớn Trần Quốc Toản. Câu chuyện được mở đầu với “một giấc mơ thú vị” của cậu thanh niên Trần Quốc Toản. Trong mơ, cậu thấy được chính mình đã bắt sống tên sứ thần hống hách Sài Thung của nhà Nguyên. Giấc mơ như là điềm báo cho một người có ý chí phi thường, tuy tuổi nhỏ, nhưng đã nhận thức được sứ mệnh cao cả của mình. Khi nghe nghóng được vua Trần Nhân Tông sẽ tới bến Bình Than họp bàn việc nước, cậu thanh niên nhỏ ấy đã quyết định cùng ngựa xuất phát đến gặp nhà vua. Trần Nhân Tông rất vừa ý với cậu nhóc này, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chỉ được vua thưởng cho cam quý, còn việc nước thì chưa cho dự. Trần Quốc Toản cảm thấy rất thất vọng, ấm ức, vừa đi vừa nghiến chặt răng, không biết từ bao giờ quả cam trong tay đã bị bót nát. Kể từ khi ấy, Trần Quốc Toản quyết tâm học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ. Khi nghe tin quân giặc kéo đến, với lá cờ mang sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” Quốc Toản cùng nhiều tráng sĩ anh dũng chiến đấu. Cuối cùng tin vui thắng trận về khắp bản làng, ai nấy đều reo hò vui mừng, mẹ Trần Quốc Toản nghẹn ngào xúc động khi thấy lá cờ sáu chữ đỏ chính tay mình thêu đang phấp phới bay cao.
Nhà phê bình văn học Thiều Quang chia sẻ: “Đọc mê mải cuốn truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, tôi có cảm khoái say sưa như lâu ngày được hưởng một “món ăn lạ miệng”. Thật vậy, tác phẩm đã để lại cho độc giả rất nhiều cảm xúc với những khung bậc khác nhau. Vừa là sự khâm phục, ngưỡng mộ tài năng, ý trí anh dũng, kiên cường của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản cùng các tráng sĩ trên mọi miền Tổ quốc. Họ bằng lòng yêu nước tha thiết, đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Một cuộc chiến ác liệt đã nổ ra trên cửa Hàm Tử, Trần Quốc Toản không run sợ gì mà hiên ngăn xông thẳng về trước, đánh trả lại các thuyền chiến của giặc. Quân sĩ một lòng đồng thanh hô vang hai chữ “Sát thát”. Cuối cùng Toa Đô đã bị bắn, quân Nguyên nhứ “Rắn mất đầu” rối rít hạ vũ khí, dơ tay đầu hành xin tha.
---------------------------
Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn mỗi số bài văn mẫu Tóm tắt nội dung chính bài Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.