logo

Tóm tắt Nhật trình sol 6 (Sơ đồ tư duy, nội dung chính)

Tìm hiểu tác phẩm, tóm tắt Nhật trình Sol 6 ngắn gọn nhất. Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ tư duy bài Nhật trình sol 6 dễ hiểu bám sát nội dung SGK Ngữ văn 7 Cánh diều.


1. Nhật trình Sol 6

[...] Ban có thể tưởng tượng tôi thất vọng thế nào khi phát hiện chiếc MAV? đã biến mất. Một chuỗi sự kiện điên rồ đã dẫn đến việc tôi suýt chết. Rồi một chuỗi sự kiện còn điên rồ hơn dẫn đến việc tôi sống sót.

Phi vụ bay được thiết kế để có thể chịu được một cơn bão cát với sức gió tận 150 km/⁄h. Nên cũng dễ hiểu khi Hiu-xtơn”) (Houston) thấy lo lắng khi chúng tôi bị một cơn gió với vận tốc 175 km⁄h quất một phát. Tất cả chúng tôi mặc bộ đồ phi hành của mình vào và tụm lại với nhau ở giữa căn Háp (Hab), để phòng khi bị mắt áp suất. Nhưng căn Háp không phải là vấn đề.

Chiếc MAV là một con tàu không gian, nó có nhiều bộ phận tinh xảo. Nó có thể chịu những cơn bão đến độ nào đó nhưng chỉ là nó không thể bị bão cát đánh vào mãi được. Sau một giờ rưỡi chịu trận, những cơn gió không dứt, NASA ra lệnh huỷ nhiệm vụ. Không ai muốn ngừng một phi vụ một tháng chỉ mới sau sáu ngày nhưng nếu chiếc MAV chịu thêm sự trừng phạt nào nữa thì tất cả chúng tôi đều bị mắc kẹt ở đây.

Chúng tôi phải đi ra ngoài trong cơn bão từ chỗ căn Háp đền chiếc MAV. Chuyện đó khá là mạo hiểm, nhưng chúng tôi có sự chọn lựa nào khác chứ? Mọi người đều đến nơi, trừ tôi.

Đĩa liên lạc chính của chúng tôi dùng để gửi tín hiệu từ căn Háp đến Hơ-mét, hoạt động như một cái dù bay, đã bị đỡ khỏi bệ đỡ của nó và bị thôi bay theo dòng xoáy:

Tiên đường bay, nó đâm sầm vào mạng ăng-ten thu tầm. Rồi một trong những chiếc ăng-ten dài mỏng bay thẳng đâm vào người tôi. Nó xuyên thủng qua bộ đô của tôi ngọt xớt như đạn bắn vào bơ sữa và tôi cảm nhận được cơn đau đớn nhất cuộc đời mình, như thẻ nó đã xé toạc một bên người tôi. Tôi nhớ mang máng, bồng dưng cơn gió hút mạnh vào người tôi và đôi tai tôi ù lên đau đớn khi áp suất trong bộ đồ của tôi giảm dân, xì hết ra ngoài.

Điều cuối cùng tôi nhớ là đã thấy Giô-han-xen (Johanssen) tuyệt vọng nhìn theo hướng của tôi.

Tôi thức dậy nhờ tiếng báo động oxi (oxygen) trong bộ đỏ. Tiếng bíp bíp đều đặn đáng ghét cuối cùng cũng kéo tôi tỉnh lại từ khao khát mãnh liệt sâu sắc rằng xin được chết đi cho rồi.

Cơn bão đã dịu đi; tôi đang nằm sắp, gần như bị chôn vùi trong cát Khi tôi chênh. choáng đứng lên, tôi tự hỏi vỉ sao tôi chưa chết, chết nữa, chết mãi cho rồi

Chiếc ăng-ten có đủ lực để chọc xuyên thủng bộ đồ và bên hông tôi, nhưng nó bị khung chậu của tôi chặn lại. Cho nên chỉ có một cái lỗ trên bộ đỏ (và đương nhiên một cái lỗ trên người tôi).

Tôi đã bị đánh bật ra khá xa về phía sau và lăn xuống một ngọn đôi dốc. Bằng cách nào đó, mặt tôi tiếp đất, nhờ đó, chiếc ăng-ten phải nằm vào một góc chếch sắc đến độ đưa một lực xoáy rất lớn vào cái lỗ trên áo. [...]

Rồi, một dòng máu tuôn trào từ vết thương của tôi chảy xuống cái lỗ. Khi máu đến chỗ rách, lượng nước trong máu nhanh chóng. bốc hơi do dòng khí lưu thông và áp suất thấp, để lại một đồng cặn. Thêm máu rỉ rã chảy ra và chúng được khử nước, còn lại cặn. Cuối cùng, máu đóng lại những khe hở quanh cái lỗ và giảm sự rò rỉ xuống, đủ cho bộ đồ trung hoà trở lại

Bộ đồ du hành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nó. Khi áp suất bị giảm, nó liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ (nitrogen) của tôi để cân bằng. Một khi lỗ rỉ  có thể tự cầm cự được, nó chỉ phải chầm chậm nhỏ giọt không khi mới đề bủ vào lượng khí đã mắt. [...]

Cứ mỗi bước trong các quá trình trên đều đã có báo động kêu bim bip, hết báo nguy rồi đến cảnh báo. Nhưng chính bảo động nhiều oxi là thứ đã đánh thức tôi

Lượng kiến thức bao gồm trong những buổi huấn luyện cho một chuyến du hành không gian thật đáng kinh ngạc Khi còn ở Trái Đắt, tôi đã dành cả tuần lễ chỉ để luyện tập những tình huống khẩn cấp khi áo du hành gặp trục trặc. Tôi biết phải làm gì.

Cần thận xem bên hông mũ áo, tôi lấy bộ đồ nghề sửa lỗ thủng. Nó chẳng khác gi mây với một ông phễu có van ở đầu nhỏ, và có một loại nhựa dính không thể tin được ở đầu to. Nó hoạt động khi bạn mở van vả để đầu to lên trên lỗ thủng. Khi có thể thoát ra khỏi van, và không can thiệp vào chuyện nhựa dán lỗ kin lại. Rồi bạn đóng van lại, thể là bạn đã dán được chỗ thủng.

Cái khó là phải lấy chiếc ăng-ten ra cho khỏi choán chỗ. Tôi kéo nó ra thật nhanh trong khả năng của mình, người tôi co rắm vì áp suất bị giảm bất ngờ làm tôi chóng mặt, tôi thét gào trong đau đớn.

Tôi lấy bộ đỏ nghề và dán lỗ thủng kín lại. Nó giữ kín được. Nhưng bộ đồ lại lắp đây lượng khí bị mất bằng cách thêm oxi vào nữa. Kiểm tra thiết bị trên tay áo, tôi thấy bộ áo hiện đã có 85% là khí oxi. So với tỉ lệ khí quyển Trái Đất khoảng 21%, tôi sẽ không sao, miễn là đừng ở trong tình trạng này quá lâu.

Tôi loạng choạng đi lên đôi trở về căn Háp. Khi nhấp nhô bước lên đến đỉnh, tôi thấy một thử khiến tôi vui mừng khôn tả và một thứ khiến tôi buôn da diết: Căn Háp vẫn nguyên vẹn và chiếc MAV đã đi rồi.

Ngay lúc đó, tôi biết mình đã tàn đời Nhưng tôi không muốn chết ngay trên bề mặt này. Tôi khập khiêng, vẻ căn Háp và lần mỏ tìm cải khoá khí. Ngay khi nó được trung hoả, tôi ném cái mũ của mình ra.

Bước vào căn Háp, tôi cởi bộ đỏ phi hành và lần đầu được xem xét rõ ràng vết thương của mình. Nó cần được khâu lại. May thay, tất cả bọn tôi đều được huấn luyện những thủ thuật y tế cơ bản, và vật dụng y tế được trang bị trong căn Háp thật quá xuất sắc. Một mũi tiêm nhanh đẻ gây tê, lau chùi sạch sẽ, chín mũi khâu, thể là xong. Tôi sẽ phải uống thuốc kháng sinh vài tuần, nhưng ngoài chuyện đó ra thì tôi sẽ ổn thôi.

Tôi biết đó là vô vọng, nhưng tôi vẫn có khởi động thiết bị liên lạc. Không có tín hiệu, đương nhiên rồi. Đĩa vệ tinh chính đã tách rời, nhớ không nào? Và nó còn đem theo cả chiếc ăng ten thu tín hiệu nữa. Căn Háp có hệ thông liên lạc phụ thứ hai và thứ ba, nhưng chúng chỉ đề liên lạc với chiếc MAV, vả nó lại phải dùng một hệ thống mạnh hơn thi mới chuyên tải thông tin đến Hơ-mét được. Cái nữa là, cách đó chỉ thực hiện được khi chiếc MAV vần còn đây. Tôi không có cách nào đẻ liên lạc được với Hơ-mét. [... ]

Khi kiểm tra bộ đỏ của mình, tôi thấy chiếc ăng-ten đã quét thủng máy tỉnh giám sát hoạt động sinh học của tôi. Khi ở trên EVA tất cả những bộ đồ của cả đoàn đều được nói mạng để chúng tôi có thể biết trạng thái của nhau. Những người còn lại trong phi hành đoàn đã thấy áp suất trong áo tôi tụt xuống gân con số không, kế đó là những tín hiệu sinh học hoàn toàn không còn. Thêm vảo cảnh tôi bị ngã lăn xuống đổi với một ngọn giáo xuyên thủng vào người giữa cơn bão cát. Vâng. Họ nghĩ rằng tôi đã chết. Làm sao mả lại không nghĩ thế cơ chứ?

Họ có lẽ còn có một thảo luận ngắn ngủi tìm cách lấy xác tôi vẻ, nhưng quy định đã rõ ràng. Trong trường hợp một phi hành gia chết trên Sao Hoả, anh ta sẽ ở lại trên Sao Hoả. Đẻ xác lại đó sẽ giảm trọng lượng của chiếc MAV trong chuyển khứ hỏi. Có nghĩa là có thêm nhiên liệu cũng như tăng thêm giới hạn sai sót được phép trong cú xuất phát trở về. Chẳng có lí do gì mà bỏ chuyện đó vì những tình cảm uỷ mị

Tình hình là vậy đó. Tôi mắc kẹt trên Sao Hoả. Tôi không có cách nào liên lạc được với Hơ-mét hoặc Trái Đất. Ai cũng nghĩ tôi đã chết. Tôi ở trong căn Háp được thiết kế để dùng đến 31 ngày.

Nếu máy tạo oxi bị hỏng, tôi sẽ chết ngộp. Nếu máy lọc nước bị hỏng, tôi sẽ chết khát. Nếu căn Háp thủng lỗ, chỉ là tôi sẽ nỗ tung mà thôi. Nếu không cá cái nào trong ba trường hợp đó xảy ra, rồi tôi cũng sẽ hét thức ăn và đói đến chết 

Vâng, thế đây. Chết tôi rồi

(Người về từ Sao Hoả, NGUYÊN THỊ LAN HƯƠNG dịch,
NXB Hội Nhà văn. Hà Nội, 2016)

>>> Xem thêm: Soạn bài Bài Nhật trình Sol 6 Ngữ văn 7 Cánh diều


2. Tóm tắt Nhật trình Sol 6


Mẫu tóm tắt số 1

“Nhật trình Sol 6” trích từ cuốn tiểu thuyết “Người về từ Sao Hỏa” của Andy Weir. Tác phẩm nói về chuyến hành trình của Mác Oát-ni, một phi hành gia trên Sao Hỏa. Trong một trận bão, anh đã bị lạc mất đồng đội và bị thương rất nặng. Đối diện với thời khắc sinh tử tưởng chừng không qua khỏi, anh vẫn phải chạy đua với sự sống, chống chọi lại với thực tại éo le để cầm cự cho đến khi được cứu.


Mẫu tóm tắt số 2

Tác phẩm “Nhật trình Sol 6” nói về chuyến hành trình của Mác Oát-ni, một phi hành gia trên Sao Hỏa. Anh phải một mình chống cự trong cơn bão để dành lại sự sống khi bản thân đang bị thương rất nặng vì lạc mất đồng đội mà không cách nào có thể liên lạc với Trái Đất hay con tàu vừa rời đi.


Mẫu tóm tắt số 3

Văn bản nói tới ý chí và nghị lực phi thường của phi hành gia Mác Oát – ni mặc dù bị mắc kẹt trên Sao Hỏa, bị thương rất nặng không còn ai bên cạnh nhưng anh vẫn cố gắng nỗ lực tìm lấy sự sống cho mình. Trong tình huống nguy hiểm nhất anh vẫn lạc quan và hi vọng.


3. Giá trị nội dung Nhật trình Sol 6

Truyện viết về sự kiện đoàn phi hành gia tàu Hơ-mét gặp một trận bão và Mác Oát-ni suýt mất mạng, anh phải chống chọi với vết thương và các yếu tố môi trường để tìm cách sống sót.


4. Sơ đồ tư duy Nhật trình Sol 6

Tóm tắt Nhật trình sol 6 (Sơ đồ tư duy, nội dung chính)

>>> Xem thêm: Tác giả - tác phẩm: Nhật trình Sol 6 Ngữ văn 7 Cánh diều

icon-date
Xuất bản : 22/07/2022 - Cập nhật : 24/10/2022