logo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX trang 24, 25, 26, 27, 28 dễ hiểu.

Bài 4. Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX trang 24, 25, 26, 27, 28 SGK Lịch sử Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Sử 7 Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19 - Kết nối tri thức


1. Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trải qua các triều đại lớn:

+ Nhà Đường (618 – 907)

+ Thời Ngũ Đại (907 – 960)

+ Nhà Tống (960 – 1279)

+ Nhà Nguyên (1271 – 1368)

+ Nhà Minh (1368 – 1644)

+ Nhà Thanh (1644 – 1911)

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 4 ngắn nhất Kết nối tri thức

2. Trung Quốc dưới thời Đường

Những biểu hiện chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường

- Về chính trị:

+ Bộ máy nhà nước thời Đường được hoàn chỉnh. Tổ chức các khoa thi tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan, cử người thân tín cai quản các địa phương.

+ Để mở rộng lãnh thổ nhà Đường tiến hành các cuộc xâm lược như xâm chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, Triều Tiên và củng cố chế độ cai trị ở An Nam đô hộ phủ (Việt Nam bấy giờ), …

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: áp dụng kỹ thuật canh tác mới do đó nông nghiệp đã có bước phát triển, áp dụng chính sách giảm thuế, chế độ quân điền.

+ Thủ công nghiệp: ngày càng phát triển các ngành nghề thủ công luyện sắt, đóng thuyền, … với các xưởng có hàng chục người làm việc.

+ Thương nghiệp: đến thời Đường quan hệ buôn bán mở rộng với hầu hết các nước châu Á, những tuyến đường giao thông truyền thống khác đã trở thành “con đường tơ lụa”.


3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh

Biểu hiện nổi bật về sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh:

- Nông nghiệp: 

+ Kĩ thuật gieo trồng đã có những tiến bộ. 

+ Sản lượng lương thực tăng nhiều và diện tích trồng trọt được mở rộng hơn nhiều so với các thời trước. 

+ Địa chủ cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Thủ công và thương nghiệp: xuất hiện các hình thức công xưởng thủ công trong các nghề dệt, làm giấy, đổ sứ. 

- Ngoại thương: 

+ Từ thế kỉ XVII đã có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán. 

+ Triều nhà Thanh hạn chế người châu Âu vào Trung Quốc do thi hành chính sách đóng cửa biển.

+ Phát triển kinh tế công thương nghiệp, kinh tế tự nhiên luôn chiếm địa vị thống trị, không phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.


4. Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX:

- Tư tưởng – tôn giáo:

+ Hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc là Nho giáo.

+ Thời Đường: phát triển và thịnh hành Phật giáo, với nhiều chùa chiền, tượng phật được xây dựng.

- Sử học, văn học:

+ Biên soạn nhiều bộ sử lớn như Minh sử, Thanh thực sử, Tứ khố toàn thư, …

+ Thể thơ nổi tiếng nhất đó chính là thơ “Đường luật”. Nhiều nhà thơ nổi tiếng tài hoa như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. 

+ Tiểu thuyết chương hồi: Thủy hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), …

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Nhiều cung điện như Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.

+ Những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động, nhiều bức họa đạt tới đỉnh cao, … 

- Khoa học kĩ thuật:

+ Bốn phát minh lớn của Trung Quốc trong lịch sử nhân loại là: thuốc súng, kỹ thuật in, la bàn và giấy.

+ Các ngành khoa học khác: Cửu chương toán thuật, phép tính lịch, trong y học có thuật phẫu thuật và châm cứu.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 4 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 20/07/2022 - Cập nhật : 22/09/2022