logo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 ngắn nhất Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu  trang 9, 10, 11, 12, 13 dễ hiểu.

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu  trang 9, 10, 11, 12, 13 SGK Lịch sử 7 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu - Kết nối tri thức


1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu được diễn ra qua nhiều thế kỉ. Cụ thể:

- Đế quốc La Mã lâm vào khủng hoảng trầm trọng vào khoảng thế kỷ III. Đế quốc La Mã diệt vong do từ cuối thế kỷ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ.

- Nhà nước chiếm nô La Mã bị người Giéc-man thủ tiêu. Nhà nước mới được xây dựng và quá trình phong kiến hóa được tiến hành: toàn bộ ruộng đất trong xã hội bị lãnh địa hóa, giai cấp nông dân bị nông nô hóa, nền kinh tế bị trang viên hóa.

- Giai cấp nông nô được hình thành do nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa.

- Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô.

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 ngắn nhất Kết nối tri thức

2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 ngắn nhất Kết nối tri thức

* Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:

- Thời kì này, mỗi lãnh địa phong kiến đứng đầu bởi một lãnh chúa cai quản là được coi là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập và cơ bản của Tây Âu.

- Cấu trúc lãnh địa:

+ Lãnh địa là một khu đất rộng lớn gồm đất khẩu phần và đất đai của lãnh chúa.

+ Hào nước và tường thành chắc chắn bao quanh các lãnh địa. Phía bên ngoài tường thành là nhà ở của nông nô, nhà kho, …

+ Nhà thờ và lâu đài của lãnh chúa ở vị trí trung tâm, … bên trong lãnh địa.

 - Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập bởi lãnh chúa cai quản có thể thành lập ra quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ và đo lường riêng. Trong khi các lãnh địa có quyền “miễn trừ” thì nhà vua còn không có quyền can thiệp vào.

 - Kinh tế lãnh địa:

 + Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Nền kinh tế trong lãnh địa mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp… độc lập và ít có sự giao lưu với bên ngoài.

 + Mọi nhu cầu trong lãnh địa từ lương thực, đồ dùng, ... đều được nông nô sản xuất đáp ứng.

 +Trong lãnh địa chỉ những thứ không sản xuất được như: muối, sắt, hàng xa xỉ phẩm phương Đông, … mới mua từ bên ngoài.

 - Lãnh chúa có cuộc sống xa hoa, sung sướng trên sự bóc lột sức lao động nông nô.Còn nông nô thì nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và bị bóc lột bằng nhiều loại thuế khác nhau: thuế cưới xin, ma chay, …

* Mối quan hệ xã hội

- Trong xã hội phong kiến Tây Âu mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô là mối quan hệ giữa 2 giai cấp chủ đạo. Trong đó giai cấp thống trị là lãnh chúa phong kiến với giai cấp bị trị là nông nô.

- Lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô bằng cách chi phối mọi mặt đời sống và các loại thuế nặng nề. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để canh tác và sau đó nộp tô thuế cho lãnh chúa.

- Nghĩa vụ mà nông nô phải thực hiện các đối với lãnh chúa là nộp tô thuế và nghĩa vụ lao dịch, binh dịch.


3. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo

- Ban đầu Thiên Chúa giáo là tôn giáo của những người nghèo khổ bị áp bức, nó ra đời vào đầu Công nguyên ở vùng Giê-ru-sa-lem hay chính là Pa-le-stin ngày nay. 

- Thiên Chúa giáo được đế quốc La Mã công nhận là quốc giáo vào thế kỉ IV.

- Thế lực của giáo hội Thiên chúa thời phong kiến là lớn cả về chính trị, văn hóa và tư tưởng.


4. Sự xuất hiện và vai trò của thành thị trung đại

* Bối cảnh ra đời thành thị trung đại:

+ Vào cuối thế kỉ XI, thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi hàng hóa gia tăng. Những thợ thủ công lập xưởng sản xuất và bán hàng, những thị trấn trở thành thành thị trung đại.

+ Giao thương buôn bán thúc đẩy việc phục hồi các thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc thành thị cổ.

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 ngắn nhất Kết nối tri thức

* Vai trò của thành thị trung đại:

- Về kinh tế: Thành thị trung đại ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện hình thành và phát triển cho nền kinh tế hàng hóa.

- Về chính trị: Thành thị trung đại góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền và thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Về xã hội: Thành thị trung đại ra đời góp phần giải thể chế độ nông nô.

- Về văn hóa: Thành thị trung đại còn là các trung tâm văn hóa, mang không khí tự do, dân chủ. Các trường đại học lớn ở châu Âu nhờ đó mà được hình thành, mở mang tri thức cho mọi người.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 1 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 20/07/2022 - Cập nhật : 22/09/2022