logo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 3 ngắn nhất Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 3 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo trang 18, 19, 20, 21, 22 dễ hiểu.

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo trang 18, 19, 20, 21, 22 SGK Lịch sử 7 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo - Kết nối tri thức


1. Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

 Những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI:

 - Về kinh tế: Xuất hiện các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và ngày càng mở rộng như: Công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền.

- Về xã hội:

+  Xuất hiện giai cấp mới là giai cấp tư sản. Dù có thế lực kinh tế song họ không có địa vị xã hội và chính trị tương xứng. 

+ Giai cấp tư sản phản đối các giáo lý lỗi thời, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới, giá trị con người và quyền tự do cá nhân được đề cao, khoa học – kỹ thuật được thúc đẩy phát triển.

 + Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản được thúc đẩy.


2. Phong trào Văn hóa Phục hưng

a) Những thành tựu tiêu biểu

Phong trào Văn hóa Phục hưng đã để lại một số thành tựu tiêu biểu là:

- Về văn học, nghệ thuật: 

+ Các tác phẩm khắc hoạ bức tranh hiện thực về xã hội Tây Âu, đồng thời thể hiện thái độ châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến và thể hiện khát vọng mãnh liệt về sự công bằng, bác ái.

+ Thơ, tiểu thuyết, kịch có các phẩm nổi tiếng như Pê-tra-ca với tập thơ “Tình Yêu”, Đan-tê với “Thần Khúc”, …

- Về hội họa, điêu khắc, kiến trúc nhiều công rình với đặc điểm nổi bật là thể hiện sinh động nội tâm nhân vật. 

+ Các danh họa nổi tiếng có thể kể đến như: Lê-ô-na đơ Vi-na, Ra-pha-eo, …

+ Điêu khắc, kiến trúc: phản ánh sự phục hồi cổ điển. Các công trình tiêu biểu là: Lâu đài Chambord ở Pháp, lâu đài Azay le Rideau, bảo tàng Louvre, nóc vòm nhà thờ thánh Peter, nhà thờ thánh Phêrô ở Vatican, …

- Về thiên văn học: Cô-péc-ních với thuyết Mặt trời là trung tâm, G. Bru-nô và G. Ga-li-ê.

- Về khoa học – kỹ thuật: 

+ Lò gang nấu quặng được xây dựng thành công, không chỉ nấu được gang mà luyện được cả thép.

+ Ngành công nghiệp được thúc đẩy với sự cải tiến bánh xe nước cùng nhiều phát minh mới.

+ Có nhiều bước tiến mới trong ngành giải phẫu, đánh một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa duy tâm.

- Xuất hiện những nhà khoa học dám dũng cảm chống lại quan điểm sai lầm, bảo thủ của giáo hội Thiên chúa vào thời Phục hưng.

b)  Ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

- Ý nghĩa phong trào Văn hóa Phục hưng:

+ Phong trào Văn hóa Phục hưng lên án gay gắt giáo hội Thiên Chúa và đả phá trật tự phong kiến, góp phần quan trọng vào việc giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.

+ Phong trào Văn hóa Phục hưng là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, giúp giai cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình nhờ những tiền đề văn hoá, tư tưởng và tôn giáo quan trọng.

Cải cách tôn giáo cùng với Văn hoá Phục hưng là những đòn tấn công đầu tiên của giai cấp tư sản vào trật tự phong kiến, tạo dựng cơ sở cho các cuộc đấu tranh về chính trị.

- Tác động phong trào Văn hóa Phục hưng đến xã hội Tây Âu:

+ Phong trào Văn hóa Phục hưng phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến

+ Phong trào Văn hóa Phục hưng mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa nhân loại, xứng đáng là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại".


3. Phong trào Cải cách tôn giáo

a) Nguyên nhân bùng nổ

Phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện vì:

- Kinh thánh của đạo Kitô được giai cấp phong kiến châu Âu lấy làm cơ sở tư tưởng chính thống. Họ dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Đầu thế kỉ XVI, sự phát triển của giai cấp tư sản có xu hướng bị cản trở bởi Giáo hội Thiên Chúa giáo. Giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và lễ nghi tốn kém.

- Phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện khi giai cấp tư sản đang phát triển coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó.

b) Nội dung cơ bản

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 3 ngắn nhất Kết nối tri thức

Những nội dung chính của phong trào Cải cách tôn giáo:

- Những hành vi không chuẩn mực của Giáo Hoàng bị lên án.

- Những giáo lý giả dối của Giáo hội bị chỉ trích mạnh mẽ.

- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.

- Việc làm giàu của giai cấp tư sản được ủng hộ.

c) Tác động

Tác động của phong trào Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu:

- Xuất hiện sự phân hóa Thiên chúa giáo thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo) và Tân giáo cải cách.

- Một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức bùng lên thường gọi là cuộc Chiến tranh nông dân Đức.

- Đây là một trong những cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng, mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 3 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 20/07/2022 - Cập nhật : 22/09/2022