logo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 2 ngắn nhất Kết nối tri thức

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 2 ngắn nhất Kết nối tri thức. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trang 14, 15, 16, 17 dễ hiểu.

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trang 14, 15, 16, 17 SGK Lịch sử 7 - Kết nối tri thức

>>> Xem thêm: Soạn Sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu - Kết nối tri thức


1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

a) Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 2 ngắn nhất Kết nối tri thức

Nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.

-  Những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

- Năm 1487, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha dẫn đầu bởi B. Đi-a-xơ đã đi đến cực Nam Châu Phi – mũi Hảo Vọng.

- Năm 1492, một vùng đất mới được phát hiện bởi C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ Tây Ban Nha. Đó cính là châu Mỹ.

- Năm 1497, vòng qua điểm cực Nam châu Phi, V. Ga-ma cùng 4 chiếc tàu rời Bồ Đào Nha đã đến được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.

- Năm 1519, đoàn thám hiểm Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của nhà thám hiểm Ph. Ma-gien-lăng bắt đầu chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới. Cuộc hành trình đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển được hoàn thành năm 1522.

b) Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí:

- Tìm ra vùng đất mới, mở ra con đường mới, , thị trường mới, hàng hải quốc tế được thúc đẩy phát triển, ...

- Mang lại khối lượng vàng bạc, nguyên liệu cho châu Âu; nền sản xuất và thương nghiệp được thúc đẩy phát triển.

- Phát sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa,…


2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu

a) Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản

Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu:

- Xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: giữa những chủ công trường thủ công, chủ đồn điền với những người lao động làm thuê hình thành quan hệ chủ - thợ. Thực chất đây là quan hệ bóc lột giai cấp.

- Xuất hiện hình thức bóc lột giá trị thặng dư: giới chủ nắm trong tay mọi tài sản, công nhân phải bán sức lao động của mình để nhận về đồng lương ít ỏi, người lao động không được sở hữu bất cứ tài sản nào trong xã hội …

- Xuất hiện hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:

+ Công nghiệp xuất hiện các công trường thủ công dưới các hình thức:

- Công trường thủ công phân tán.

- Công trường thủ công tập trung.

- Công trường thủ công hỗn hợp.

+ Nông nghiệp xuất hiện các hình thức sản xuất:

- Trang trại của phú nông.

- Nông trang của địa chủ phong kiến.

- Trại ấp của tư sản nông nghiệp.

b) Sự biến đổi của xã hội Tây Âu

Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 2 ngắn nhất Kết nối tri thức

Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu giai đoạn này là:

- Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ đã thúc đẩy sự xuất hiện của các giai cấp mới trong xã hội phong kiến Tây Âu.

+ Giai cấp tư sản 

+ Giai cấp vô sản 

- Những mâu thuẫn mới nảy sinh trong xã hội: 

+ Mâu thuẫn giữa tư sản và lãnh chúa phong kiến.

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

+ Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, lãnh chúa phong kiến.

- Các giai cấp, tầng mới ra đời tạo điều kiện cho sự ra đời các học thuyết xã hội mới. Đặc biệt là ở giai đoạn sau đó học thuyết tư bản chủ nghĩa và học thuyết xã hội chủ nghĩa ra đời.

>>> Xem toàn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 7 ngắn gọn Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 7 Bài 2 Kết nối tri thức trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 20/07/2022 - Cập nhật : 22/09/2022